Dễ dàng có tiền tiết kiệm nếu biết phương pháp "4 sổ"

An Du
15/06/2021 - 14:17
Dễ dàng có tiền tiết kiệm nếu biết phương pháp "4 sổ"
Phương pháp tiết kiệm này được Gao Jing-ho viết trong cuốn sách khá nổi tiếng của ông có tên “Bốn sổ tiết kiệm cùng lúc, lương ít cũng có thể trở nên giàu có”.

Với mức lương trung bình, bạn sẽ luôn cảm thấy có quá nhiều thứ cần chi tiêu mà tiền thì ít ỏi. Hầu như cuối tháng nào bạn cũng bị rơi vào tình trạng hết sạch tiền, không tiết kiệm được đồng nào.

Phương pháp quản lý tài chính "4 sổ" do chuyên gia tài chính người Hàn Quốc Gao Jing-ho phát minh ra chính là “cứu cánh” cho bạn trong trường hợp này. Dù có mức thu nhập trung bình nhưng bạn vẫn có thể tích lũy được tiền bạc và dễ dàng sở hữu tiền tỷ trong tay.

Cách thực hiện

Phương pháp tiết kiệm này được Gao Jing-ho viết trong cuốn sách khá nổi tiếng của ông có tên “Bốn sổ tiết kiệm cùng lúc, lương ít cũng có thể trở nên giàu có”.

Cách làm không hề phức tạp, đầu tiên bạn cần lập 4 tài khoản ngân hàng khác nhau, lần lượt là:

1. Tài khoản nhận lương

2. Tài khoản chi tiêu

3. Tài khoản đầu tư

4. Quỹ dự phòng khẩn cấp

Với phương pháp “4 tài khoản”, người thu nhập trung bình cũng dễ dàng có tiền tiết kiệm - Ảnh 2.

1. Tài khoản nhận lương

Đến ngày công ty trả lương, toàn bộ tiền lương của bạn sẽ được chuyển vào tài khoản này. Tài khoản nhận lương thường dễ bị nhầm với tài khoản tiết kiệm nhưng thực chất tài khoản này chỉ là một điểm trung chuyển, để bạn phân chia số tiền lương của mình một cách rành mạch, gọn gàng hơn.

Ở tài khoản nhận lương này, bạn hãy khấu trừ các chi phí cố định như phí nhà ở, trả lãi ngân hàng, trả nợ… Sau đó chuyển chi phí sinh hoạt cố định hàng tháng vào tài khoản tiêu dùng, tất cả số tiền còn lại thì chuyển vào tài khoản đầu tư.

2. Tài khoản tiêu dùng

Bạn có thể thiết lập chuyển khoản tự động hàng tháng từ tài khoản nhận lương, với số tiền chi tiêu mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân.

Tiền trong tài khoản này được dùng cho các mục đích như ăn uống, mua sắm, đi lại… Số tiền này sẽ được chi dùng trong cả tháng, do đó bạn hãy cố gắng tính toán chi tiêu để không rơi vào cảnh “cuối tháng không còn tiền ăn”.

Nếu cuối tháng mà trong tài khoản này còn dư tiền, bạn hãy chuyển tất cả vào tài khoản tiết kiệm dự phòng.

3. Tài khoản đầu tư

Muốn tích lũy tài sản, bạn không chỉ dựa vào tiết kiệm chi tiêu rồi gửi ngân hàng. Đầu tư mới là cách làm cho khối tài sản của bạn gia tăng một cách hiệu quả.

Tài khoản đầu tư sẽ dành chi trả cho các phương án đầu tư mà bạn tham gia như cổ phiếu, trái phiếu, ký quỹ... Tuy nhiên việc đầu tư nào cũng sẽ chứa đựng rủi ro nhất định, bạn cần phải đánh giá kỹ lưỡng tình hình tài chính của mình trước khi tiến hành đầu tư. Trước khi bỏ tiền vào đầu tư, hãy luôn đảm bảo rằng tiền trong quỹ dự phòng khẩn cấp của bạn đã có đủ.

Tương tự với tài khoản tiêu dùng, nếu tài khoản đầu tư còn dư tiền vào mỗi cuối tháng, hãy chuyển hết số tiền dư đó sang tài khoản dự phòng.

4. Tài khoản dự phòng khẩn cấp

Với phương pháp quản lý tài chính “4 sổ”, người có nhập trung bình cũng dễ dàng có tiền tỷ trong tay - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lời khuyên đưa ra là bạn nên có số tiền đủ trang trải chi phí sinh hoạt từ 6 đến 9 tháng trong quỹ dự phòng khẩn cấp. Cách làm ấy khiến bạn có thể sống tốt nếu chẳng may phải tạm dừng công việc.

Lưu ý quan trọng

1. Phương pháp quản lý tài chính “4 sổ” phù hợp hơn với những người hiểu sâu về chi tiêu hàng tháng của họ. Nó không cung cấp tỷ lệ phân bổ tiền lương chính xác mà bạn cần phải tự mình phân bổ sao cho phù hợp với bản thân.

2. Sẽ thuận tiện hơn khi bạn mở 4 tài khoản trong cùng một ngân hàng. Việc chia tiền lương, chuyển tiền giữa các sổ sẽ dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn.

3. Điều quan trọng nhất của phương pháp quản lý tài chính bằng 4 sổ tiết kiệm là các tài khoản cần phải có số dư. Muốn có số dư thì điều quan trọng nhất là bạn phải học cách sống trong khả năng của mình, tiết giảm những chi phí không cần thiết và đầu tư khôn ngoan. Nếu không, sổ tiết kiệm dự phòng của bạn sẽ luôn trong tình trạng trống rỗng.

Theo: stockfeel

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm