pnvnonline@phunuvietnam.vn
Đêm nào cũng tỉnh giấc đúng 4 giờ sáng: Coi chừng 3 loại bệnh nguy hiểm mà phụ nữ dễ mắc
Giấc ngủ chính là "thần dược" cho bộ não để giúp chúng ta duy trì sức khỏe và tinh thần luôn ở mức tốt nhất. Đặc biệt ngủ ngon mỗi đêm còn là một bí quyết làm đẹp và giữ gìn thanh xuân cho phụ nữ. Thế nhưng, vẫn có nhiều người không may thường xuyên bị thức giấc giữa chừng hoặc vào một lúc cố định.
Theo nhà tâm lý học, tiến sĩ và chuyên gia giấc ngủ Alexa Kane cho biết, thức dậy vào cùng một thời điểm nhất định là có lý do. Nó không phải do mắc chứng mất ngủ mà có thể là dấu hiệu của 3 loại bệnh này. Nếu lặp đi lặp lại tình trạng này, bạn cần phải đi khám sớm để điều trị, đặc biệt là phụ nữ:
1. Suy nhược thần kinh
Theo một thống kê tại Trung Quốc, tỷ lệ mắc chứng suy nhược thần kinh ở độ tuổi 15 – 45 chiếm khoảng 1,3% dân số. Nói cách khác, dân số tại Trung Quốc là 1,4 tỷ người thì sẽ có khoảng 19 triệu người bị bệnh này. Đặc biệt đây là loại bệnh thường gặp ở phụ nữ với số bệnh nhân gấp 6 lần nam giới.
Triệu chứng điển hình nhất của suy nhược thần kinh chính là rối loạn giấc ngủ. Khi mắc bệnh, bạn sẽ rất khó ngủ, hay mơ và thường thức dậy sớm. Hiện nay bệnh đang ngày càng trẻ hóa do nhiều áp lực trong học tập và công việc. Do vậy, nếu bạn thường xuyên tỉnh giấc lúc 4 giờ sáng cùng tinh thần kém minh mẫn, hãy cảnh giác với chứng suy nhược thần kinh.
2. Trầm cảm
Khi nói đến trầm cảm, có lẽ rất nhiều người nghĩ đa phần chỉ ở trên phim ảnh thôi chứ bản thân mình vẫn khỏe mạnh. Thế nhưng thực tế cho thấy, mỗi năm có hơn 40.000 người tự tử vì trầm cảm. Tại Trung Quốc, có khoảng 280.000 người tự tử mỗi năm và đến 40% trong số đó là do trầm cảm.
Nghiêm trọng hơn, trầm cảm tuy xuất hiện ở cả 2 giới nhưng phái nữ lại chiếm phần trăm cao hơn. Nguyên do là bởi phụ nữ hiện nay chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống, từ công việc, tình cảm cho đến trách nhiệm trong gia đình.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hơn một nửa số bệnh nhân bị trầm cảm thường mắc chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu và hay thức dậy sớm. Thế nên nếu bạn thức dậy sớm trong 15 ngày liên tục kèm theo những cảm xúc tiêu cực, hay nghi ngờ và tự chối bỏ bản thân thì nên đi khám ngay.
3. Lá lách và dạ dày bị suy yếu
Lá lách và dạ dày là 2 bộ phận có liên quan mật thiết đến tiêu hóa và hấp thu ở mỗi người, nếu bị suy yếu thì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Lấy ví dụ, nếu một hôm chúng ta ăn mất ngon hoặc quá no thì sẽ trằn trọc, lăn qua lăn lại mãi không ngủ được.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, những bệnh nhân có lá lách và dạ dày suy yếu cần phải chú ý hơn đến sức khỏe bản thân. Sau khi đi vệ sinh mỗi lần, hãy tự nhìn lại và đánh giá xem phân như thế nào. Chẳng hạn như phân không theo khối và nhão nhoét, nhu động ruột yếu và hay đau bụng… đều là dấu hiệu bệnh.
Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ?
- Tập thể dục sau bữa tối 30 phút: Bạn có thể chạy bộ, đi bộ nhanh hoặc tập aerobic khoảng 45 phút để thư giãn các cơ bắp của cơ thể. Nếu tập đúng cách, nó sẽ giúp cơ thể tiết endorphin khiến tinh thần được thư giãn và thoải mái hơn.
- Thay đổi môi trường phòng ngủ: Hãy đặt giường ở nơi thoải mái, mát mẻ, yên tĩnh… để chất lượng giấc ngủ được cải thiện hơn.
- Điều chỉnh tâm lý: Nếu mất ngủ không phải do các yếu tố từ bên ngoài, bạn nên tự điều chỉnh tâm lý để bản thân nhẹ nhõm hơn. Bớt lo lắng về những vấn đề bế tắc trong công việc, đừng tự trách mình mà hãy tích cực và yêu đời hơn bạn nhé.
Theo QQ