Dị ứng da là gì? Hướng dẫn bảo vệ da khỏi tác nhân gây dị ứng đúng cách

Nắng Mai
16/07/2021 - 13:48
Dị ứng da là gì? Hướng dẫn bảo vệ da khỏi tác nhân gây dị ứng đúng cách
Mới đây, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ tới khám khi toàn thân nổi mẩn và ngứa, kèm theo tổn thương da đã khá nặng.

Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết thêm thông tin về tiền sử dị ứng, viêm khớp của người bệnh. Do ăn rượu nếp nên đã xuất hiện mẩn ngứa, sau đó tự ý mua thuốc medrol là thuốc chống dị ứng để sử dụng.

Thời gian điều trị bệnh kéo dài nhưng tình trạng không đỡ, người bệnh không đi khám tại bệnh viện sớm mà lại tiếp tục tắm nước lá cây, nước muối để điều trị. Điều này khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn vì tổn thương da, nốt đỏ và mụn mủ trên da kèm theo các triệu chứng đau nhức đã xuất hiện.

Quá trình thăm khám và xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị dị ứng chưa rõ nguyên nhân và đang theo dõi tình trạng dị ứng thuốc. Tiếp đến, bệnh nhân được chuyển vào điều trị nội trú tại Khoa Truyền nhiễm.

Bác sĩ da liễu cho lời khuyên như sau: Đối với tình trạng dị ứng gây ra các khó chịu và để lại các vết sẹo mất thẩm mỹ nên sẽ khó có thể chữa trị một cách dứt điểm. Vì vậy, đối với người có cơ địa dị ứng tuyệt đối không nên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng và càng cần cẩn trọng hơn khi sử dụng thuốc.

Đặc biệt, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu cơ thể bị dị ứng, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà. Nhanh chóng tới cơ sở y tế để nhận thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.

Dị ứng da là gì? Hướng dẫn bảo vệ da khỏi tác nhân gây dị ứng đúng cách - Ảnh 2.

Hình ảnh bệnh nhân bị dị ứng - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Biến chứng da do dùng Corticoid bôi ngoài da và phục hồi da bị nhiễm Corticoid bằng cách nào?

Làm thế nào khi bị dị ứng nước hồ bơi?

1. Dị ứng da là gì?

Hiểu rõ tình trạng dị ứng da là gì giúp cho người bệnh dễ dàng hơn trong quá trình nhận biết tình trạng bệnh.

Dị ứng nói chung được hiểu đơn giản là phản ứng của cơ thể dựa trên các tác động từ dị nguyên như môi trường hoặc mỹ phẩm. Dị ứng còn có thể xảy ra do cơ địa, do nội tiết,... và các biểu hiện dị ứng đều xuất hiện thông qua làn da.

Triệu chứng dị ứng phổ biến nhất là: Mẩn đỏ trên da, bị viêm nhiễm, kèm theo đó là ngứa hoặc có thể không ngứa kèm tổn thương da.

Các trường hợp xảy ra dị ứng do cơ thể nhạy cảm và bị kích thích trước các tác nhân gây dị ứng, trong khi đó một lượng histamine là chất kháng sinh tự nhiên trong cơ thể được tạo ra nên gây ra các phản ứng dị ứng xuất hiện trên da.

Biểu hiện dị ứng da cụ thể là gây ra nhiều tổn thương trên da khác nhau. Đồng thời, phạm vi ảnh hưởng của dị ứng da có thể từ nhỏ đến lớn, một vùng da hay toàn bộ da trên cơ thể và mức độ nghiêm trọng của dị ứng da còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Tuy nhiên, dị ứng da nghiêm trọng nhất chính là dị ứng trên da mặt vì khu vực da mặt không được bảo vệ kín như các vùng da khác trên cơ thể. Không những thế, da mặt còn là nơi có cấu trúc biểu bì mỏng nhất nên khả năng tổn thương da cũng cần được xử lý sớm để tránh để lại sẹo, lâu dài gây mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, dị ứng da còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa hoặc viêm da tiếp xúc. Trong khi đó, những căn bệnh ngoài da này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Vì vậy, việc xác định sớm và chính xác nguyên nhân và đặc thù của tình trạng viêm da đang gặp phải sẽ đem lại hiệu quả tối ưu trong quá trình điều trị viêm da.

Dị ứng da là gì? Hướng dẫn bảo vệ da khỏi tác nhân gây dị ứng đúng cách - Ảnh 3.

Dị ứng trên da còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa hoặc viêm da tiếp xúc - Ảnh Internet

2. Bảo vệ da khỏi dị ứng bằng cách nào?

Muốn bảo vệ da dị ứng, cần có kế hoạch chăm sóc da cũng như hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng trên da của mình. Tuy nhiên, có thể bảo vệ da bằng cách sau:

2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chăm sóc da hiệu quả bằng cách làm sạch vùng da bị dị ứng. Vì vậy, người bệnh cần tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng cho bản thân. Các chuyên gia da liễu đưa ra lời khuyên rằng trong thực đơn hằng ngày:

- Không nên có các loại chất phụ gia thực phẩm nhân tạo.

- Bổ sung các loại rau củ và trái cây giúp tăng cường sức đề kháng.

- Uống nhiều nước, đây là biện pháp giúp cơ thể thải độc tính gây dị ứng ra ngoài.

- Chú ý cần kiêng các chất kích thích như caffein, trà hoặc các loại đồ uống có gas vì chúng đều là thức uống làm nghiêm trọng hơn tình trạng dị ứng mà bạn đang gặp phải.

2.2. Bảo vệ da dưới ánh nắng

Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân làm nặng hơn triệu chứng dị ứng trên da. Do đó, người bệnh bị dị ứng cần chú ý:

- Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.

- Che chắn kỹ khi ra ngoài.

Đối với các triệu chứng dị ứng da nặng, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ và bệnh viện để nhận hướng dẫn điều trị đúng cách.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm