Tráp xin dâu - trầu tiêm cánh phượng |
Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê (xu xê) và bánh cốm - bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm; hoặc bánh chưng và bánh dày - bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay.
Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống còn thường có lợn sữa quay, theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).
Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, "Con gái là con người ta". Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.
Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ; Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.
Để chu toàn một Lễ ăn hỏi, phải chuẩn bị từ khâu chọn tráp, chọn đồ lễ và bày biện... Hãy tham khảo một số dịch vụ dành cho đám hỏi dưới đây, bạn có thể tạm "quẳng gánh lo" để chuẩn bị cho ngày cưới hoàn hoàn hảo hơn:
Tráp xin dâu: Trầu cau têm cánh phượng 200.000 đồng.
Lễ ăn hỏi trọn gói 9 tráp rồng phượng 100 xuất chia:
- Tráp trầu cau loại đẹp: theo thời giá
- Tráp mứt sen trần Ninh Hương: 650.000 đồng
- Tráp bánh cốm Nguyên Ninh: 650.000 đồng
- Tráp chè Thái Nguyên hộp cầu đẹp: 650.000 đồng
- Tráp rượu - thuốc - trang trí hoa tươi: 1.200.000 đồng (có thể thay đổi theo thời giá, nếu chỉ công kết tráp và hoa là 300 đồng)
- Tráp hoa quả kết rồng: 2.000.000 đồng (lẵng rồng to 2.500.000 đồng)
- Tráp hoa quả kết phượng: 2.000.000 đồng (lẵng phượng to 2.500.000 đồng)
- Lợn sữa quay: 1 con 7kg x 250.000 đồng (theo số kg thực tế)
- Xôi gấc hoa đỗ: 550.000 đồng
- Vận chuyển tráp, khăn thêu: 500.000 đồng
- Người bê đỡ tráp (nữ mặc áo dài; nam sơ mi trắng, quần đen hoặc áo the khăn xếp): nội thành 150 đồng/người, ngoại thành thêm phụ phí.
Địa chỉ cho bạn Tại Hà Nội - Phi Diep Wedding, 16b Hàng Than, Q.Ba Đình, ĐT: 0983.037083, website http://phidiepwedding.com. - Cưới hỏi Việt, 104 ngõ 72 Nguyễn Trãi, Q.Thanh Xuân, ĐT: 0973.653545. Tại Hải Phòng: Dịch vụ cưới hỏi An Thảo, số 47 đường Hàng Kênh, Q.Lê Chân, ĐT: 0907.032734. Tại Đà Nẵng: Dịch vụ cưới hỏi Hường Khôi, 289 Hoàng Diệu, Q.Hải Châu, ĐT: 0511.3816777. Tại TPHCM: - Công ty TNHH Công Nghệ Cưới, 48/25 Quang Trung, phường 10, Q.Gò Vấp, ĐT: 08.62914914. - Lá Trầu Xanh, 235/79 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3, ĐT: 0917.489621. |