Trộm nhí bướng bỉnh tuổi lên 7

20/10/2015 - 00:07
Gần đây, bé gái 7 tuổi của Mai có rất nhiều biểu hiện xấu như thường xuyên trộm cắp, cãi lời bố mẹ.
Chị Thanh Tâm thân mến!
Vợ chồng em hiếm hoi nên chỉ sinh được một cháu gái. Tất cả tình cảm, tiền bạc của chúng em đều tập trung dành hết cho con, không để cháu thiếu thốn một điều gì. Thế nhưng không hiểu sao gần đây con em có rất nhiều biểu hiện xấu. Cháu thường xuyên trộm cắp, cãi giả bố mẹ và trở nên cứng đầu, lỳ lợm.
Sớm hôm nay, cô giáo chủ nhiệm của cháu gọi điện cho gia đình em thông báo, trong cặp cháu có một số tiền rất lớn, cô đã tịch thu và yêu cầu em đến nhận lại. Qua lời kể của cô, cháu một mực nói đây là số tiền của bố cho chứ không lấy của ai. Cả hai vợ chồng em rất giận nhưng cũng cực kỳ lo lắng, không biết nên xử trí như thế nào.
Đây không phải lần đầu chúng em phát hiện con trộm cắp. Những lần trước em đã đánh một trận nhừ tử rồi bắt con quỳ xuống suy nghĩ về hành vi của mình. Thế nhưng cháu lại càng khó bảo và ương ngạnh hơn, hành vi ăn trộm cũng không thay đổi. Bây giờ cháu mới 7 tuổi thì ăn cắp của bố mẹ, bạn bè nhưng lớn lên ăn cắp của thiên hạ có thể bị người ta đánh chết, cho đi tù đi tội mà em bảo con không được. Xin chị cho em một lời khuyên!
Em Mai (Lê Chân, Hải Phòng)

trom-nhi-2.jpg

Đây không phải lần đầu vợ chồng Mai phát hiện con gái trộm cắp (ảnh minh họa)


Mai thân mến
!
Trong trường hợp này, hai vợ chồng em phải thật bình tĩnh để giúp con nhận ra những việc đã làm sai và sửa chữa. Khi cha mẹ phát hiện, việc cần làm không phải là trừng phạt mà chúng ta nên thức tỉnh trẻ, cùng với con loại bỏ hành vi xấu này.
Trước tiên, vợ chồng em nên chọn một thời điểm gần gũi để nói chuyện thẳng thắn và đơn giản với con. Tìm hiểu xem con cần tiền làm gì, việc của con cần có bao nhiêu tiền, vì sao con không hỏi xin bố mẹ, con đã nghĩ thêm được cách nào khác để kiếm tiền thay vì lấy tiền của bố mẹ không, con nghĩ khi bố mẹ phát hiện ra sẽ có cảm giác thế nào, con có nghĩ bố mẹ sẽ luôn bên con để giúp đỡ con giải quyết tốt chuyện của mình không... Sự gợi mở ấy giúp cháu dễ dàng hơn khi chia sẻ với bố mẹ đồng thời từng bước nhận ra việc làm của mình chưa đúng, có thể thay đổi, có nhiều cách làm khác tốt hơn. Khi con đã nhận ra sự sai trái sẽ tự nhận phạt mình và chắc chắn ghi nhớ bài học hơn.
Bên cạnh đó, vợ chồng em nên quản lý tốt tài sản của mình. Đừng để tiền bạc, trang sức hớ hênh, vô tình tạo sự thèm muốn và cơ hội cho con lấy được dễ dàng. Hãy dành nhiều thời gian hơn để tâm sự, trò chuyện với con, kể cho con nghe những câu chuyện về những tấm gương tốt, nhấn mạnh những hành vi xấu, những hậu quả của việc lấy đồ của người khác.
Nếu bố mẹ làm sai phải lập tức nhận lỗi, nếu người lớn khác làm sai cũng không được lấp liếm mà giải thích cặn kẽ cho con. Chị tin rằng con em sẽ sớm thay đổi.
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm