pnvnonline@phunuvietnam.vn
Điểm danh những yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp
- 1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp
- 1. Ăn mặn - Yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp
- 1.2. Cao huyết áp là kết quả của rối loạn Lipid máu
- 1.3. Tuổi tác
- 1.4. Thường xuyên căng thẳng, lo âu
- 1.5. Mắc các bệnh lý đi kèm
- 1.6. Tác dụng phụ của thuốc
- 1.7. Hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
- 2. Sống lành mạnh để giảm nguy cơ cao huyết áp
Bất cứ ai cũng có thể bị cao huyết áp nếu không có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hút thuốc lá, ăn mặn, bị xúc động, sử dụng chất kích thích, tuổi tác cao...đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp cụ thể bạn cần biết để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp
Huyết áp là một thông số giúp nhận biết tình trạng sức khỏe của mình. Người bị cao huyết áp là khi có chỉ số huyết áp tâm thu từ 14mmHg trở lên hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.
1. Ăn mặn - Yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp
Chế độ ăn nhiều muối là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ cao huyết áp được cảnh báo bởi các chuyên gia. Điều này đã được chứng minh bằng các kết quả thực nghiệm trên người bệnh. Những người ăn mặn có nguy cơ bị cao huyết áp lớn hơn so với người ăn nhạt.
Theo các chuyên gia, lượng muối khuyến cáo sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của một người bị cao huyết áp không được vượt quá 6 gam. Tương đương với 1 thìa cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên hầu hết người Việt Nam có chế độ ăn mặn. Lượng muối tiêu thụ lớn hơn nhiều lần so với khuyến cáo của chuyên gia. Đó chính là lý do khiến tỷ lệ người bị cao huyết áp tăng lên so với các nước khác trong khu vực.
Để cải thiện tình trạng này thì thiết lập một chế độ ăn nhạt là điều cần thiết. Đặc biệt là với những người trong giai đoạn tiền tăng huyết áp. Ăn nhạt hơn, bớt nêm nếm thêm gia vị để giữ huyết áp ổn định, bảo đảm sức khỏe của mình.
1.2. Cao huyết áp là kết quả của rối loạn Lipid máu
Rối loạn Lipid máu cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ cao huyết áp. Khi nồng độ mỡ trong máu tăng cao, hệ thống động mạch sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Bởi cơ quan này luôn phải chịu áp lực dòng máu lớn. Nó khiến lớp nội mạc bên trong động mạch bị tổn thương và xơ cứng. Các mảng xơ vữa lắng đọng lại làm giảm mất khả năng đàn hồi dẫn đến cao huyết áp.
Để cải thiện, chúng ta cần một chế độ ăn giúp kiểm soát lipid máu. Giảm lượng tiêu thụ các chất béo không lành mạnh như nội tạng động vật, trứng lộn, hải sản, sữa nguyên chất béo...Ăn nhiều rau xanh và các loại ngũ cốc, trái cây tươi để trì hoãn xơ cứng mạch máu, ổn định huyết áp.
1.3. Tuổi tác
Tình trạng lão hóa và xơ cứng thành mạch máu bên trong cơ thể tỷ lệ thuận với tuổi tác. Điều này đồng nghĩa với việc bạn già đi, thành mạch máu cũng hư hỏng theo. Hậu quả của nó chính là giảm khả năng đàn hồi, tạo áp lực trong lòng mạch tăng lên. Đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở người lớn tuổi.
Để cải thiện tình trạng cao huyết áp do tuổi tác, chúng ta cần áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung chất xơ, hạn chế ăn mặn và đồ ngọt là điều cần thiết. Bên cạnh đó hãy tiến hành tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ ổn định huyết áp theo thời gian.
1.4. Thường xuyên căng thẳng, lo âu
Căng thẳng, Stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp. Các chuyên gia cho biết cảm xúc có tác động rất lớn đến huyết áp. Một người khỏe mạnh khi gặp phải tình huống khiến họ thường xuyên lo lắng, mất ngủ huyết áp sẽ tăng cao hơn bình thường.
Stress, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến cao huyết áp mãn tính. Để khắc phục, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Suy nghĩ tích cực và tránh xa các tác nhân gây stress, căng thẳng.
Ngoài ra thiết lập lại thời gian biểu, kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Ngủ đủ giấc cũng biện pháp giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
1.5. Mắc các bệnh lý đi kèm
Có tới 90% người bị cao huyết áp thường thấy là tăng huyết áp nguyên phát. 10% còn lại là do bệnh nhân mắc các bệnh lý đi kèm như thận cấp, mãn tính, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận,...
Một số người mắc các bệnh lý nội tiết như: Cường Aldosteron tiên phát, hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến giáp... Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.
Đối với người mắc bệnh lý đi kèm, việc kiểm soát huyết áp cần phải hiểu rõ nguyên nhân và được điều trị đúng. Việc ổn định huyết áp phải đi kèm với điều trị các bệnh lý trên.
1.6. Tác dụng phụ của thuốc
Cao huyết áp cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh. Nhóm thuốc gây cao huyết áp thường gặp là: Thuốc giảm đau NSAIDs, thuốc tránh thai,...Một số loại thuốc sử dụng kết hợp với nhau làm tăng nguy cơ cao huyết áp đột ngột.
Để phòng tránh hiện tượng này, khi mắc bệnh bạn không nên tự ý dùng thuốc. Thay vào đó hãy đến phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
1.7. Hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
Hút thuốc lá, thuốc lào chứa nhiều chất kích thích gây hại cho sức khoẻ. Trong đó chất nicotin trong thuốc lá vô cùng độc hại. Nó gây kích thích hệ thần kinh giao cảm co mạch dẫn đến tăng huyết áp. Uống rượu bia quá mức dẫn đến xơ gan, tổn thương thần kinh nặng gây tăng huyết áp gián tiếp.
2. Sống lành mạnh để giảm nguy cơ cao huyết áp
Để hạn chế nguy cơ làm tăng huyết áp chúng ta cần xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học. Bỏ thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá, thuốc lào. Kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh để giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Thực hiện chế độ giảm lipid máu. Không ăn mỡ, phủ tạng động vật. Bổ sung thêm rau xanh và hoa quả tươi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Chế độ ăn hợp lý, giảm muối đường. Kết hợp với đó là luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh béo phì ở người cao tuổi. Vận động hàng ngày từ 30 - 45 phút rất có lợi cho tim mạch và các bệnh liên quan đến huyết áp.
Tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp như Stress, căng thẳng kéo dài. Đồng thời đo huyết áp thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhất có thể và điều trị kịp thời.