Điểm mới về điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% từ gói 16.000 tỷ đồng

PV
26/10/2020 - 14:23
Điểm mới về điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% từ gói 16.000 tỷ đồng

Nghị quyết số 154/NQ-CP tạo sự thông thoáng hơn, để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Trường Hùng

Theo ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, chính sách cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng dịch Covid-19 đã được sửa đổi nhằm tạo sự thông thoáng hơn, để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng. Đồng thời, các đơn vị phải chủ động tìm đến doanh nghiệp để phổ biến, hướng dẫn các thủ tục cần thiết.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19/10/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Theo Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH, ông Lê Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết: Riêng việc triển khai gói 16.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động gặp nhiều vướng mắc trong thời gian qua. Với Nghị quyết số 154 và Quyết định số 32 nói trên, đợt sửa đổi lần này với các điều kiện vay được nới lỏng hơn so với quy định cũ nhằm tạo sự thông thoáng hơn, để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng (gói này là hợp phần của gói an sinh 62.000 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng gặp khó do đại dịch Covid-19).

Theo đó, điều kiện vay vốn là người sử dụng lao động có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12.

Người sử dụng vay vốn phải có doanh thu quý 1 năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý 4 năm 2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp phải không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/ 2019.

Doanh nghiệp được vay tối đa không quá 3 tháng trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12. Mức cho vay tối đa một tháng bằng 50% mức lương tối thiểu vùng (x) số người lao động bị ngừng việc và mỗi khách hàng được vay vốn.

Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, trong các nhóm đối tượng nhận hỗ trợ, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo về cơ bản đã được hỗ trợ với 12 triệu người người, tổng số tiền hơn 12.000 tỷ đồng.

Lãi suất cho vay là 0%/năm. Lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm. Thời hạn cho vay do ngân hàng chính sách nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên.

Cùng với đó, ông Lê Văn Thanh khẳng định: Chính sách vay vốn trả lương ngừng việc là chính sách hỗ trợ người lao động thông qua hình thức cho người sử dụng lao động vay, vì vậy, cần phải chủ động trong việc triển khai chính sách. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh: "Chúng ta phải tìm đến các hiệp hội doanh nghiệp để phổ biến chính sách, để doanh nghiệp hiểu được nội dung quy định, các thủ tục cần thiết".

Điểm mới về điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% từ gói 16.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Văn Thanh phát biểu tại Hội nghị

Ông Lê Văn Thanh  cũng đề nghị các tổ chức chính trị xã hội liên quan đôn đốc các doanh nghiệp khó khăn vay vốn trả lương, bảo vệ quyền lợi người lao động. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ Trung ương đến địa phương, để cấp ủy, chính quyền các cấp, doanh nghiệp hiểu rõ nội dung của Nghị quyết, Quyết định. Đồng thời, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cũng bày tỏ mong muốn MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội như Hội LHPNVN, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam… thực hiện tốt việc tuyên truyền chính sách, phát huy vai trò giám sát việc thực hiện chính sách để chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, tránh tiêu cực, đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện.

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết: Nghị quyết 154/NQ-CP và Quyết định 32/2020/QĐ-TTg được ban hành đã bổ sung, sửa đổi 3 điểm chính so với chính sách liên quan trước đây.

Các chính sách mới bổ sung:

- Nhóm đối tượng cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

- Giảm điều kiện để doanh nghiệp và người lao động có thể tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.

- Giảm điều kiện để người sử dụng lao động vay tiền trả lương ngừng việc cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm