Điện thoại có nguy cơ dính mã độc vì một tin dữ về Brad Pitt

30/09/2016 - 22:00
Brad Pitt vẫn còn sống, nhưng nếu bạn lướt web bằng điện thoại và click vào một bài viết nói Brad Pitt tự tử sau vụ ly hôn với Angelina Jolie, chiếc điện thoại của bạn có thể sẽ trở thành công cụ của kẻ xấu.
38dbadcb000005783810733imagem32_1475018925019_1.jpg
 Tin giả mạo đăng thông tin Brad Pitt tự tử. (Nguồn: Daily Mail)
Theo Daily Mail, Facebook hiện đang cảnh báo người dùng về một bài viết lừa đảo đang được lan truyền, trong đó khẳng định rằng Pitt đã chết.

Bài viết có một tấm ảnh đen trắng của Pitt với mái tóc dài, kèm theo dòng chữ “R.I.P Brad Pitt” viết trên ảnh.

Bài viết này cũng được làm cho giống như do trang tin FOX News đăng tải, bằng cách thêm logo của FOX News bên dưới bức ảnh và chữ ‘BREAKING NEWS’ đặt bên cạnh.

Tựa đề của bài viết là: “FOX BREAKING NEWS: BRAD PITT found dead (SUICIDE).” (Tạm dịch: Tin nóng của FOX News: BRAD PITT đã qua đời (TỰ TỬ).)

Khi click vào đường link, người dùng sẽ được chuyển hướng tới một trang web, được cho là FOX News. Nhưng thực tế, trang này chỉ là bình phong để những kẻ xấu cài mã độc và tiếp cận dữ liệu của người dùng.

Những người ngây thơ click vào đường link có thể đọc được vài dòng trong câu chuyện bịa đặt: “Brad Pitt, 52 tuổi, một diễn viên người Mỹ từng đạt nhiều giải thưởng và là chồng của minh tinh Angelina Jolie, 41 tuổi, đã tự bắn vào đầu mình tại một trường bắn vào Chủ Nhật vừa qua. Anh đang phải chịu đựng nhiều căng thẳng bởi cặp đôi này ‘đang thực hiện quá trình ly hôn và anh từng có tiền sử trầm cảm,’ các nguồn tin cho biết,” trích nội dung bài viết trên trang web lừa đảo.
brad-pitt-va-angelina-jolie-chia-tay-la-do-nghiep-chuong-angelinajolie-thumb169.jpg
Họ không hề biết điện thoại của mình đã bị dính mã độc ngay sau đó.

Được biết, một thời gian ngắn sau khi xuất hiện thông tin về vụ ly hôn giữa Pitt và Jolie, đường link này bắt đầu được phát tán.

Trang Snopes.com khẳng định rằng ngày đầu tiên ghi nhận đoạn tin tức giả này là 21/9.

Lợi dụng sự tò mò của công chúng đối với vụ chia tay, phần mềm độc này đã được phát tán nhằm mục đích theo dõi các thông tin cá nhân trên điện thoại và máy tính.

Trang web lừa đảo này cũng đã đăng những bài viết khác, loan tin giả về cái chết của Vin Diesel, Nicolas Cage, Jaden Smith, Jim Carrey, Sylvester Stallone và John Cena.

Chỉ mới tháng trước thôi, trang web này đã đăng tải một bài viết không đúng sự thực về cái chết của Angelina Jolie.
c8f2lina-jolie-and-brad-pitt-family-in-new-orleans.jpg
Nếu bị lừa click vào đường link, người dùng Facebook có thể bị lộ thông tin tới các hacker.

Facebook khuyên người dùng nên đổi mật khẩu Facebook và cho chạy chương trình quét mã độc nếu người dùng đã lỡ click vào đường link giả nói trên.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm