Điều cha mẹ nên làm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập tốt ở môi trường tiểu học

26/09/2018 - 23:24
Mới vào năm học được gần 1 tháng, nhiều gia đình VIP có trẻ tự kỷ đang gặp phải rắc rối và cảm thấy hoang mang, lo lắng khi con phản ứng với môi trường mới, không chịu tuân thủ nề nếp trường lớp, ảnh hưởng đến việc theo học hòa nhập.

Chia sẻ về vấn đề này, thầy Andy Trung, Giám đốc Dự án Tự kỷ Việt Nam - Vietnam Therapeutic Riding Center, nêu quan điểm:

Trẻ tự kỷ thường dễ bị kích động bởi những điều bình thường như con người mới, môi trường mới, tiếp xúc cơ thể, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng…. Các bé có thể bị áp lực hoặc thất vọng bởi những điều bất ngờ. Chẳng hạn như thay đổi thói quen thường ngày, đặc biệt là môi trường mới là lớp học cùng bao thứ lạ lẫm xung quanh.

Trong khi đó, trẻ tự kỷ thường phải gắng sức để hiểu và nói ra những trải nghiệm của chúng, nên trẻ có thể bộc phát những cơn giận khủng khiếp, đôi khi mất bình tĩnh. Trong quá trình mất bình tĩnh, trẻ thường la hét, vùng vẫy lung tung, đập phá đồ đạc, hoặc thậm chí là phản ứng dữ dội với người khác. Ngoài ra, trẻ tự kỷ thường dễ bị kích động, vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ nên biết cách để xoa dịu chúng ở trường mới, lớp học mới cùng thầy cô và bạn bè. Mỗi đứa trẻ có tính cách khác nhau, vì thế gia đình bạn phải có kế hoạch và lộ trình riêng cho con của mình khi cho con theo học ở trên lớp.

tre-tk.jpg
Hầu hết các trẻ tự kỷ khó hoà nhập ở môi trường mới lạ. Ảnh minh họa

Điều chúng ta luôn phải lưu ý, việc thay đổi môi trường mới và hoà nhập chung với các bạn tự kỷ là rất khó khăn. Vì vậy, bất cứ điều gì mới lạ xung quanh với các bạn ấy chúng ta phải bắt đầu từ cách “làm quen ”.

Đã bao giờ phụ huynh cho con đến lớp trước khi khai giảng? Đã bao giờ phụ huynh dắt tay con đi xung quanh cả trường và lớp học? Đã bao giờ phụ huynh nhắm tới một cô/thầy đi kèm cùng và hiểu về con trước khi khai giảng? Và cuối cùng, đã bao giờ phụ huyunh cho con ngồi ghế trong lớp cố định mà chưa khai giảng chưa? Lặp lại bao nhiêu lần?

Một điều dễ nhận thấy rõ nhất là phụ huynh thường thuê giáo viên đi kèm. Vậy giáo viên đã hiểu con bạn đến đâu? Có lẽ mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi người mẹ lên làm nhiệm vụ hoa tiêu trước khi thuê giáo viên. Bởi chúng ta là mẹ của VIP nên mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi ở lớp.

Đối với các VIP, cái bàn, cái ghế, màu sắc, đồ dùng… trong lớp cũng là những thứ có thể gây ảnh hưởng mạnh đến tâm lý. Nếu con quen cái ghế, cái bàn ở nhà, hãy thử đề xuất với giáo viên chủ nhiệm hướng giải quyết xem sao? Một vị trí an toàn, quen thuộc thuộc về con mà chúng ta có thể chiều lòng thì sự mất bình tĩnh của con sẽ giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mang những gì liên quan tới sở thích của VIP. Hãy đơn giản sở thích mà cha mẹ làm với VIP ở nhà. Vẽ tranh, dụng cụ học tập, đồ chơi bé nhỏ.... đều có thể giảm thiểu nguy cơ về hành vi của VIP trong lớp. Sự giảm thiểu ít hay nhiều chưa đo đếm được nhưng là giải pháp mà chính chúng ta phải khám phá ở từng gia đình VIP.

Thời gian có trôi thì cũng không thể quên đưa bạn tới nơi gọi là WC. Một điều cũng hết sức quan trọng đối với cha mẹ VIP là phải hết sức nhẹ nhàng, bền bỉ, cụ thể để dạy con làm quen với vấn đề đi vệ sinh ở trường học.

Cuối cùng, đừng quên chia sẻ với cô giáo chủ nhiệm về tình trạng của con trước khi cho con vào lớp. Nếu cô giáo hiểu và cảm thông, chia sẻ cho những hành vi hay mất tập trung của VIP, các bạn ấy sẽ dần hoà nhập tốt ở môi trường này. Hy vọng, các gia đình sẽ giúp VIP vượt qua được bước chuyển nhạy cảm này trong bước đường đời của mình.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm