pnvnonline@phunuvietnam.vn
Điều chưa biết về “bệnh tự tử”
Ảnh minh họa
Trigeminal neuralgia có từ bao giờ?
Theo y văn thế giới, bệnh tự tử từng được các bác sĩ Hy Lạp cổ đại nhắc đến vào thế kỷ thứ nhất. Ngay cả Hippocrates, người sáng lập ra nền y học hiện đại cũng từng nhắc tới căn bệnh này trong các bài viết của mình. Một trong những tài liệu mới nhất nói về chứng đau thần kinh sinh ba được tìm thấy tại ngôi mộ Bishop Button, thế kỷ 13 ở Somerset, Anh. Tại ngôi mộ này, người ta có thể nhìn thấy bức tranh khắc trên tường nói về nỗi khổ trên khuôn mặt của bệnh nhân.
Các nhà sử học cho rằng, đây là tài liệu quý để hậu thế tham chiếu về căn bệnh có tiền sử lâu đời, bệnh tự tử chứ không chỉ là đau răng. Qua nghiên cứu bộ xương Bishop Button cho thấy, đương sự có một bộ răng gần như hoàn hảo nhưng thực tế Button đã được phong thánh nên du khách thập phương đến đây thực hành tín ngưỡng với hy vọng vị thánh này sẽ giúp họ giảm bớt cơn đau răng.
Chứng đau thần kinh sinh ba trở nên sôi động trong giới y khoa khi bác sĩ nổi tiếng John Locke, người Anh, miêu tả năm 1677 và năm 1756 được Nicolas Andre đặt cho cái tên là tic douloureux. Ngay sau nghiên cứu của Andre, một nhà khoa học người Anh khác, John Fothergill (1712-1780), đã mô tả nó một cách chi tiết hơn và đặt tên là "bệnh Fothergill" (Fothergill’s disease). Fothergill cho rằng đây là một tình trạng thần kinh thay vì đau răng hay miệng hoặc lưỡi gây ra. Hiện tại, giới thần kinh học phân loại là chứng đau dây thần kinh sinh ba, một tham chiếu về bệnh thần kinh của dây thần kinh sọ thứ năm (dây thần kinh sinh ba).
Vì sao người bệnh lại muốn quyên sinh?
Chứng đau thần kinh sinh ba là căn bệnh bí ẩn liên quan đến trọng lực và mức độ đau nghiêm trọng của thần kinh vùng thượng vị làm cho người trong cuộc không chịu nổi. Các phương pháp điều trị gần đây được xem là hiệu quả nhưng nhiều người không tìm cách nào để thoát được cơn đau, chính vì vậy đã có trên 50% bệnh nhân được cho là đã tự tử. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh khá đặc biệt, tạo ra những cơn đau "hạnh phúc". Theo đó, người bệnh có hàng loạt các động thái lạ như mỉm cười, thích xoa mặt, đánh răng, nhổ tóc, quạt, ăn uống, thay đổi nhiệt độ, cạo râu, trang điểm, thích tiếng ồn lớn và thích hôn nhưng lại sợ tạo ra những cơn đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Hầu hết các bệnh nhân mới bị mắc bệnh và trước khi chẩn đoán chính xác thường cho rằng bản thân bị đau răng, thậm chí có người còn khẳng định họ bị đau răng dữ dội. Vì vậy, đầu tiên, họ cần làm là đến nha sĩ để loại bỏ các răng bị đau mà họ không hề hay biết rằng mình đang bị đau thần kinh trên mặt và lan đến các đầu của dây thần kinh trong hàm. Nhiều bệnh nhân không cần thiết phải nhổ răng nhưng họ lại nghĩ rằng đây là nguyên nhân gây đau và cuối cùng nha sĩ lại chấp nhận yêu cầu của họ hoặc do chẩn đoán không đúng. Điều này thực sự là một sai lầm đáng tiếc cho cả hai phía, cả bệnh nhân lẫn bác sĩ bởi nhổ răng rồi cơn đau vẫn tồn tại. Điều này đã làm cho nhiều người phải mang răng giả khi còn rất trẻ. Đây là cảnh báo chung cho nhóm người mắc bệnh, rằng họ cần được tư vấn và khám đầy đủ trước khi quyết định nhổ răng.
Giải pháp cho người mắc bệnh
Chẩn đoán chính xác bệnh không dễ dàng và để tránh thiệt hại cho người bệnh, các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện các bước sau:
- Thứ nhất, nếu bị đau răng, hãy đi khám nha sĩ. Bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân về tiền sử chứng đau dây thần kinh sinh ba, nếu có, nên sử dụng phương pháp chẩn đoán phân biệt trước khi nhổ răng.
- Thứ hai, nên hẹn bác sĩ thần kinh càng sớm càng tốt để hiểu rõ bệnh tình và có can thiệp kịp thời.
- Thứ ba, nếu cơn đau nghiêm trọng thì nên đi khám bác sĩ, nếu bác sĩ không thuộc chuyên khoa thì nên cho bác sĩ biết rõ bệnh tình của bản thân (ghi rõ cụ thể ra giấy).
Cũng trong thời gian này nên tư vấn chuyên gia thần kinh và nên nhớ, thuốc giảm đau thông thường và thuốc ngủ sẽ giúp giảm đau nhưng không phải là tối ưu. Hình thức can thiệp khẩn cấp trước tiên là dùng Fosfenytoin IV (còn có tên khác là Dilantin). Tuy nhiên trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào nên tư vấn kỹ chuyên môn nhất là khi đau đớn cực độ. Cuối cùng, mọi người có thể tự khám bệnh cho mình, nếu thấy có các triệu chứng khác thường nên tư vấn, khám nhiều chỗ để có kết quả chính xác trước khi dùng thuốc hoặc quản lý các cơn đau.
Trong trường hợp thuốc không phát huy tác dụng, bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật. Phổ biến là phẫu thuật giải áp vi mạch. Thủ tục này được Walter Dandy phát triển năm 1925 và nhanh chóng trở nên phổ biến.