pnvnonline@phunuvietnam.vn
Điều gì sẽ xảy ra nếu Sao Hỏa và Sao Mộc hoán đổi quỹ đạo cho nhau?
Sự cân bằng của toàn bộ Hệ Mặt Trời là một thực tế rất mỏng manh, bởi nó liên quan trực tiếp đến lực hấp dẫn giữa các hành tinh. Hoán đổi quỹ đạo của hai trong số những hành tinh trong Hệ Mặt Trời có thể sẽ phá vỡ sự cân bằng này. Nếu Sao Hỏa và Sao Mộc đột nhiên hoán đổi vị trí của nhau thì Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Mặt Trời và Sao Mộc là hai vật thể lớn nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Lực hấp dẫn của những thực thể khổng lồ này ảnh hưởng đến chuyển động của nhau. Và chúng có tác động lớn đến chuyển động của tất cả các hành tinh, mặt trăng và tiểu hành tinh khác trong khu vực vũ trụ của chúng ta.
Ở phía bên trong của vành đai này là hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời và cũng người hàng xóm của chúng ta, Sao Hỏa. Hành tinh đỏ nằm cách Trái Đất chỉ 78 triệu km. Điều đó có nghĩa là nó gần chúng ta hơn 8 lần so với Sao Mộc.
Sao Mộc là hành tinh thứ 5 tính từ Mặt Trời, nằm cách chúng ta khoảng 778 triệu km. Và chính lực hấp dẫn khủng khiếp của hành tinh khí khổng lồ này là nguyên nhân tạo ra vành đai tiểu hành tinh ngăn cách các khu vực bên trong và bên ngoài của Hệ Mặt Trời. Vậy nếu hai hành tinh này đột nhiên hoán đổi quỹ đạo thì hàng triệu vật thể đá trong vành đai tiểu hành tinh sẽ bay thẳng về phía chúng ta?
Hãy bắt đầu bằng cách xem Sao Hỏa sẽ hoạt động như thế nào trong việc chuyển đổi quỹ đạo này. Bây giờ nó sẽ bị kẹt giữa các hành tinh khí khổng lồ, Sao Mộc và Sao Thổ. Điều này sẽ đặt hành tinh đỏ vào tình thế không thoải mái khi có hai hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời ở hai bên của nó. Và sự không thoải mái ở đây thực chất chính là việc nó sẽ phải chịu những tác động mạnh mẽ đến từ lực hấp dẫn của hai hành tinh khí khổng lồ.
Nhưng lực kéo giữa hai hành tinh này lại không đồng đều. Và Sao Hỏa sẽ chịu số phận tương tự như Io- một trong những mặt trăng của Sao Mộc. Giống như Io, Sao Hỏa sẽ chịu lực hút mạnh hơn ở mặt đối diện với Sao Mộc, điều này sẽ khiến cho Sao Hỏa đồng thời bị kéo dài ra và nén lại, theo đó, nó sẽ bắt đầu nóng lên từ bên trong.
Đó là lý do vì sao Io lại có nhiều vụ phun trào và núi lửa đang hoạt động hơn bất kỳ nơi nào khác trong Hệ Mặt Trời. Và nếu Sao Hỏa hoán đổi vị trí với Sao Mộc thì lực hấp dẫn lúc này có thể đủ mạnh để kích hoạt lại một vài ngọn núi lửa cổ xưa trên hành tinh đỏ - bạn có thể nhìn thấy dung nham phun trào từ Olympus Mons, ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.
Quay trở lại phía chúng ta trong vành đai tiểu hành tinh, mọi thứ sẽ trở nên thú vị ở đây trên Trái Đất. Thay đổi lớn đầu tiên mà bạn nhận thấy là bầu trời đêm có một chút khác biệt. Sao Mộc ban đầu xuất hiện như một ngôi sao sáng ở xa thì nay sẽ trở nên lớn hơn Mặt Trăng khoảng 20%. Nếu nhìn lên bầu trời vào một đêm đẹp trời, bạn có thể thấy các dải và đốm đầy màu sắc của nó.
Tuy nhiên đó chỉ là vẻ ngoài, khi Sao Hỏa và Sao Mộc hoán đổi quỹ đạo cho nhau, lực hấp dẫn của Sao Mộc sẽ tác động lên Trái Đất sẽ mạnh hơn hiện tại khoảng 64 lần. Trên thực tế, Sao Mộc đã tác động đến chúng ta từ xa. Cứ sau 405.000 năm, sức hút của nó, cùng với Sao Kim sẽ gây ra những đợt hạn hán và mưa lớn trên hành tinh của chúng ta.
Với khoảng cách gần như thế này, hiệu ứng nói trên chắc chắn sẽ cực đoan hơn. Bị mắc kẹt giữa Mặt Trời và Sao Mộc, hành tinh của chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề thảm khốc với sự phình ra của thủy triều. Vì vậy, những gì bạn từng biết là một ngôi nhà đáng yêu, có thể ở được sẽ chuyển thành địa ngục núi lửa.
Với việc Sao Mộc bất ngờ ở phía đối diện của vành đai tiểu hành tinh, tất cả hàng triệu tảng đá đó sẽ bị kéo theo những hướng mới về phía nó. Và điều đó sẽ khiến nhiều vụ va chạm thiên thể với Trái Đất hơn.
Các vật thể trong vành đai tiểu hành tinh có kích thước rất khác nhau. Về khối lượng lớn, có hành tinh lùn Ceres. Nó có kích thước khoảng 25% so với Mặt Trăng của chúng ta. Trong số các tiểu hành tinh, Vesta có đường kính 530 km. Và nếu những thiên thể này va vào Trái Đất, nó sẽ gây ra thảm họa tuyệt chủng hàng loạt đối với toàn bộ hành tinh.
Một vụ va chạm với những thiên thể có kích thước khoảng 1 km đã có sức hủy diệt đủ để đặt dấu chấm hết cho chúng ta. Nếu một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 10 km đâm vào hành tinh của chúng ta, thì Mặt trời sẽ bị khói bụi che khuất trong một năm hoặc hơn.
Nếu không có ánh sáng Mặt Trời, chúng ta sẽ trải qua cái gọi là mùa đông tác động. Nhiệt độ sẽ giảm xuống và quá trình quang hợp sẽ dừng lại. Tất cả điều này sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của thực vật, động vật và cuộc sống của con người.