pnvnonline@phunuvietnam.vn
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn thích nghi với giá lạnh?
Nói cách khác, khi cơ thể thích nghi với giá lạnh sẽ sinh ra các bản phản như rùng mình, thở gấp và nhanh hơn, đồng thời bạn sẽ muốn có một môi trường ấm hơn để bước vào, nằm,... càng lâu càng tốt.
Tuy nhiên, trong khoảng vài tuần khi thời tiết vẫn tiếp tục lạnh như vậy sẽ có một số cơ chế thích nghi của cơ thể để bạn thích ứng được với cái lạnh hơn đồng thời bạn cũng sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc vận động.
1. Có 4 thay đổi sinh lý trong cơ thể diễn ra khi bạn thích nghi với cái lạnh
Thật thú vị là cơ thể con người dường như hoạt động kém hiệu quả hơn khi nhiệt độ giảm xuống, điều này tạo ra sự khác biệt về hiệu quả hoạt độ khi trời nóng hoặc có nhiệt độ cao hơn.
Theo Josh Snodgrass một nhà nhân chủng học của trường đại học Oregon tại Eugene trong một lần phỏng vấn với Discovery đã nói rằng: "Con người là một quần thể có sự thích nghi với nhiệt độ. Trước đây đã có những nghiên cứu trên người Siberia hay người Inuit có sự thay đổi cả về sinh lý và hành vi trước sự thay đổi nhiệt độ thấp hơn. Cơ thể chúng ta không đối phó tốt với nhiệt độ thấp".
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về nghiên cứu đánh giá hiệu quả thích nghi giá lạnh của các dân tộc và vùng lãnh thổ khác nhau TẠI ĐÂY.
Tuy nhiên, việc cơ thể mất nhiều thời gian hơn để thích nghi với cái lạnh so với nhiệt độ nóng thì cơ thể vẫn sẽ có những thay đổi nhất định để bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Cụ thể như sau:
1.1. Sự giãn nở của mạch máu
Khi nhiệt độ cảm nhận của da giảm xuống dưới 10 độ C thì các mạch máu trong cơ thể sẽ chuyển tiếp luân phiên giữa giai đoạn giãn nở và co lại. Hay nói cách khác, lúc này cơ thể đang cố gắng quản lý sự cân bằng nhiệt để giữ cho máu di chuyển tới các cơ quan trong cơ thể (nội tạng) được ấm hơn và không để bị tổn thương lâu dài nào gây ra cho các chi.
Trong khoảng thời gian mạch máu dãn nở bạn có thể thấy đầu chi hoặc má hay đầu mũi của bạn bị ửng đỏ. Trước khi cơ thể thích nghi được với nhiệt độ lạnh thì quá trình giãn nợ này sẽ diễn ra chậm và kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi đã thích nghi thì cơ thể hay nói cách khác là quá trình lưu thông máu của bạn sẽ hoạt động có hiệu quả hơn, ít xảy ra các phản ứng mạnh mẽ như trước đó.
Đây cũng chính là lý do nhiệt độ ngoài trời tương tự nhau vào các tháng, nhưng những tháng cuối mùa đông cơ thể bạn thường cảm thấy dễ chịu hơn so với các tháng đầu.
1.2. Giảm bớt cảm giác rùng mình
Khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh, nhất là khi bạn di chuyển từ trong chăn ra ngoài hay từ nhà ra bên ngoài sẽ xuất hiện các cơn rùng mình. Cơ chế là do các cơ co lại và giãn ra nhanh chóng để cơ thể sinh nhiệt. Khi cơ thể thích nghi được thì phản ứng này sẽ dần dần giảm bớt.
Một khi hệ thống tim mạch của bạn trở nên thích ứng hơn, cụ thể là trong chu trình vận chuyển máu từ bề mặt tới lõi (van tim) để duy trì nhiệt độ cân bằng, nhu cầu sinh nhiệt dư thừa do cơ thể bị rùng mình sẽ giảm lại.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Experimental Physiology năm 2000 cho biết, những người thường xuyên bơi lội vào mùa đông sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơ thể sinh ra phản ứng rùng mình khi tiếp xúc với nước lạnh hơn là những người không có thói quen bơi lội và không thích nghi với nước lạnh". Điều này cho thấy sự tham gia quan trọng trong quá trình sinh nhiệt và không rùng mình trong phản ứng sinh nhiệt sớm.
1.3. Quá trình trao đổi chất khi nghỉ tăng lên
thông thường thì khi bạn tập thể dục tường xuyên khi trời lạnh sẽ dẫn tới sự gia tăng chuyển hóa chất béo (the nghiên cứu về Sports Medicine năm 1992 kết luận). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng dường như có sự tăng lên của quá trình trao đổi chất khi nghỉ ngơi để cơ thể thích nghi với thời tiết lạnh.
Liệu việc cơ thể thích ứng với nhiệt độ lạnh có giúp bạn giảm cân không?
Mặc dù đúng là sự trao đổi chất khi nghỉ có sự thay đổi nhưng bạn không thực sự đốt cháy thêm calo khi vận động vào buổi sáng. Nói cách khác, việc cơ thể run rẩy hay rùng mình do đốt cháy sinh nhiệt nhưng nếu như bạn mặc quần áp đủ ấp và nhiệt độ cơ thể cũng sinh ra nhanh chóng thì vài phút sau bạn cũng sẽ không bị rùng mình nữa.
Thậm chí, tình trạng tăng cân vào mùa đông còn diễn ra phổ biến hơn. Bạn có thể tìm hiểu Nguyên nhân tăng cân vào mùa đông theo nghiên cứu sau.
Nhìn chung, việc cơ thể thích ứng với giá lạnh tạo ra một số thay đổi sinh lý có thể hỗ trợ giảm cân (chẳng hạn như thay đổi chuyển hóa khi nghỉ ngơi và tăng chất béo nâu). Tuy nhiên, giống như nhiều thứ khác, những thay đổi này chỉ hiệu quả khi đi kèm với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
1.4. Dự trữ chất béo (mỡ) nâu tăng lên
Mỡ nâu (tên tiếng Anh là Brown fat) còn được gọi là mô mỡ nâu, là một loại mỡ đặc biệt trong cơ thể được bật (kích hoạt) khi bạn bị lạnh. Chất béo nâu tạo ra nhiệt để giúp duy trì nhiệt độ cơ thể trong điều kiện lạnh. Chất béo nâu chứa nhiều ti thể hơn chất béo trắng.
Một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Diabetes, nghiên cứu này đã kiểm tra mối quan hệ giữa sự thích nghi với lạnh và dự trữ chất béo nâu ở người.
Trong quá trình nghiên cứu, năm người tham gia đã ngủ trong một buồng được kiểm soát đặt ở nhiều nhiệt độ khác nhau trong thời gian dài bốn tháng. Sau một tháng ngủ trong phòng 66 độ, mô mỡ nâu của những người tham gia đã tăng gấp đôi, cùng với đó là độ nhạy cảm với insulin của họ.
Sự trao đổi chất khi nghỉ ngơi cũng tăng lên trong giai đoạn thích nghi với lạnh này. Sau đó, khi những người tham gia ngủ trong phòng 81 độ trong một tháng, tất cả những thay đổi này đã bị đảo ngược.
2. Hai mẹo giúp cơ thể dễ dàng thích ứng với nhiệt độ thấp hơn
2.1. Tụ tập, tăng cường tương tác giữa gia đình, nhóm bạn thông qua nhiều hoạt động khác nhau
Khi nghiên cứu những người sống trong môi trường cực kỳ lạnh giá ở phía bắc Alaska và Siberia, Snodgrass nhận thấy một điểm chung thú vị: Trong suốt mùa đông, những cư dân thời tiết lạnh giá tập trung vào các mối quan hệ với gia đình và bạn bè như một cách đối phó với nhiệt độ lạnh.
Vì thế, lời khuyên là bạn nên tập trung và tăng cường trao đổi, tương tác giữa các nhóm nhỏ trong gia đình, bạn bè để giảm đi sự tập trung vào nhiệt độ lạnh bên ngoài.
Các buổi tập luyện, tụ tập ăn uống sẽ khá phù hợp. Ngoài ra, bạn nên thêm bí ngô hay các loại rau lá có màu xanh đậm để tăng cường sức khỏe vào mùa đông. Nếu như bạn vẫn chưa biết các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch thì có thể tham khảo 1001 cách giúp có một hệ miễn dịch siêu cường này.
2.2. Đừng quên bảo vệ cơ thể đúng cách
Khi tập luyện, khi ra ngoài trời bạn cần có các biện pháp bảo vệ cơ thể đúng cách làm sao những phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của nhiệt độ được thuận lợi và không gây các phản ứng ngược có hại cho sức khỏe.
Ban đầu, việc mạch máu giãn nở và co thắt thì khi trờ lạnh sự giãn nở có thể ngừng lại còn chu trình co vẫn tiếp tục để tiết kiệm lượng máu ấm đi nuôi và bảo vệ tim, phổi vào não.
Nếu như máu lưu thông tới các chi giảm có thể dẫn tới hiện tượng tê cóng hay những tổn thương cơ thể vào mùa đông khác.
Với người có thói quen tập thể dục trong mùa đông cũng cần chú ý tới nguy cơ bị hạ thân nhiệt đột ngột.
Nguồn dịch: https://therunnerdad.com/what-happens-to-your-body-when-you-adapt-to-the-cold/#:~:text=This is due to the,get in those winter miles.