pnvnonline@phunuvietnam.vn
Độ ẩm không khí Hà Nội giảm xuống mức cực thấp, vừa lạnh vừa khô cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
- 1. Độ ẩm không khí bao nhiêu là lý tưởng đối với sức khỏe con người?
- 2. Những ảnh hưởng từ độ ẩm không khí tới sức khỏe con người
- 2.1. Khi độ ẩm không khí cao, thời tiết nồm ẩm
- 2.2. Độ ẩm không khí Hà Nội giảm xuống mức cực thấp, vừa lạnh vừa khô
- 3. Khắc phục bằng cách nào?
- 3.1. Khắc phục khi độ ẩm không khí cao bằng cách nào?
- 3.2. Độ ẩm không khí cực thấp, cần làm gì?
Điều kiện độ ẩm không khí ở mức quá cao hay quá thấp đều gây ra những tác động trực tiếp đến cơ thể con người. Đặc biệt, độ ẩm thấp, vừa lạnh vừa khô trong mùa đông khiến cơ thể con người dễ bị tổn thương đặc biệt những người mắc các bệnh hô hấp hoặc người có sức đề kháng yếu như người cao tuổi và trẻ em.
1. Độ ẩm không khí bao nhiêu là lý tưởng đối với sức khỏe con người?
Các chuyên gia cho biết rằng, độ ẩm lý tưởng đối với sức khỏe con người trong năm nằm trong ngưỡng từ 55 đến 65%. Lúc này, cơ thể con người sẽ không chịu tác động thoát hơi nước qua da quá mức. Chưa kể, độ ẩm trong ngưỡng này còn tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Điều này cũng khiến mọi người làm việc và vui chơi hiệu quả hơn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm giữ 2 miền Nam và Bắc ở nước ta tương đối rõ rệt. Chưa kể, do điều kiện thổ nhưỡng, độ cao cũng như khoảng cách đối với xích đạo nên mọi người chịu tác động không giống nhau từ tự nhiên đến đời sống.
Độ ẩm tự nhiên khi quá cao, khi lại khô hạn. Điều này cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Do đó, mọi người cần phải tìm mọi giải pháp để ứng phó với môi trường và điều kiện thời tiết.
2. Những ảnh hưởng từ độ ẩm không khí tới sức khỏe con người
2.1. Khi độ ẩm không khí cao, thời tiết nồm ẩm
Đối với điều kiện thời tiết nồm ẩm dễ gặp nhất tại miền Bắc. Độ ẩm không khí luôn ở mức cao trên 65%, có nhiều thời điểm độ ẩm không khí có thể lên tới 80%. Với tình trạng độ ẩm không khí cao, thời tiết nồm ẩm gây nhiều phiền toái trong cuộc sống thường ngày của mọi người. Đây cũng là tình trạng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Đây là kiểu thời tiết thường thấy tại miền Bắc vào mùa đông hoặc mùa mưa tại miền Nam. Diễn biến thời tiết theo định kỳ và có chu kỳ lặp lại qua các năm. Điều này khiến mọi người có thể đoán trước được thời gian độ ẩm cao trong không khí xuất hiện.
Độ ẩm không khí cao mọi người có thể dễ dàng nhận thấy khi sàn nhà trơn, đọng nước và chân tường rêu mốc. Kèm theo đó là quần áo cũng xuất hiện mùi hôi khó chịu. Với độ ẩm không khí cao dễ khiến các vật dụng trong nhà đặc biệt đồ được làm bằng gỗ hoặc đồ điện tử dễ bị hư hại, hỏng hóc.
Đối với thực phẩm, độ ẩm không khí quá cao cũng làm giảm chất lượng sản phẩm, có thể gây hỏng, nấm mốc và ôi thiu, điều này không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế còn ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Sức khỏe con người bị ảnh hưởng khi độ ẩm không khí cao. Độ ẩm trong nhà cao cũng gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Chưa kể, cơ thể không thoát hơi nước qua da một cách tự nhiên. Điều này cũng tạo cảm giác bí bách, ngột ngạt. Đặc biệt, trẻ em và người cao tuổi hoặc người đang mắc bệnh lý đường hô hấp độ ẩm không khí cao gây ảnh hưởng lớn tới hệ miễn dịch vô cùng nguy hiểm.
Covid-19 hiện nay vẫn đang vô cùng nguy hiểm đối với mọi người. Tìm hiểu thêm Sự lây lan của virus giảm khi độ ẩm và nhiệt độ cao, tắt máy lạnh có phải biện pháp phòng tránh COVID-19 hiệu quả?
Chưa kể, độ ẩm cao cũng là điều kiện thích hợp cho các loại vi khuẩn phát triển, tạo điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm mũi họng cấp tính và viêm phế quản cấp,... có thể còn mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hay các bệnh về da và gia tăng tình trạng dị ứng.
2.2. Độ ẩm không khí Hà Nội giảm xuống mức cực thấp, vừa lạnh vừa khô
Khi độ ẩm thấp xảy ra vào mùa hè và đầu màu đông khi lượng hơi nước trong không khí xuống thấp thậm chí nhiều trường hợp độ ẩm không khí ở mức dưới 40%.
Hà Nội sau khi trải qua đợt rét vừa qua thời tiết nắng ấm hơn. Tuy nhiên, độ ẩm không khí lại vô cùng thấp, tình trạng vừa lạnh vừa khô khiến nhiều người lo lắng vì sẽ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe. Đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp và miễn dịch của con người.
Chưa kể, khi độ ẩm không khí xuống quá thấp, cơ thể cũng thoát hơi nước qua da nhanh hơn so với bình thường. Đây là nguyên nhân khiến da vào mùa đông khi độ ẩm không khí thấp thường bị bong tróc, khô và nứt nẻ.
Thực tế cho thấy, ảnh hưởng của hiện tượng giảm độ ẩm trong không khí còn khiến con người bị suy nhược, sụt giảm năng suất lao động, làm việc. Kèm theo đó là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do hệ miễn dịch bị suy yếu.
Khi độ ẩm không khí cực thấp, hầu hết mọi người đều có cảm giác khó thở, hít thở khô. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi mọi cơ quan chưa được hoàn thiện, hệ hô hấp còn non yếu, độ ẩm thấp còn làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc các bệnh về khí quản và phổi.
3. Khắc phục bằng cách nào?
3.1. Khắc phục khi độ ẩm không khí cao bằng cách nào?
Mỗi gia đình cần có thiết bị đo độ ẩm để kiểm tra nhiệt độ cũng như độ ẩm trong phòng giúp mọi người điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp đối với việc sinh hoạt và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi độ ẩm không khí cao hơn ngưỡng cho phép để bảo vệ sức khỏe nên đóng cửa phòng, sử dụng quạt thông gió để giảm độ ẩm trong không khí. Tuy nhiên, điều này không thật sự hiệu quả, thay vào đó nên sử dụng máy hút ẩm làm giảm độ ẩm trong không khí và duy trì độ ẩm ở ngưỡng phù hợp.
Sử dụng điều hòa hai chiều ở chế độ khô và tăng nhiệt độ phòng.
Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà và cửa kính bằng khăn khô khi độ ẩm không khí cao.
3.2. Độ ẩm không khí cực thấp, cần làm gì?
Khắc phục độ ẩm thấp trong không khí cực thấp cần sử dụng các thiết bị tạo ẩm như phun sương nhằm làm tăng độ ẩm tới ngưỡng mong muốn.
Lựa chọn thiết bị tạo ẩm chuyên nghiệp, chính hãng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn và tránh gây hư hại đối với đồ đạc trong nhà. Hơn thế nữa, sử dụng thiết bị tạo ẩm chính hãng còn có lợi đối với sức khỏe người sử dụng.