Với những tiếng chuông ngân vào lúc 12 giờ đêm từ cửa sổ nhìn thẳng ra đường phố, người ta vứt đi những chiếc tủ buýp phê, đi văng, ghế và tủ quần áo cũ. Nghi thức này được coi là những đồ cũ sẽ chỗ luôn được thay thế bằng đồ đạc mới.
Vũ hội hóa trang chào năm mới |
Trên bàn tiệc năm mới nhất thiết phải có hạt điều, nho và đậu lăng. Người ta cho rằng đó là những biểu tượng của một cuộc sống lâu dài và mạnh khỏe cũng như hạnh phúc gia đình. Tại những tỉnh lị còn có truyền thống khác nữa: Vào ngày đầu tiên của năm mới, cần mang theo nước nguồn mùa xuân. Nếu bạn hoàn toàn không có gì để tặng bạn bè và những người thân thì bạn sẽ đem quà tặng là nước suối nguồn với một cành oliu.
Người Italia cũng rất nhạy cảm về những người mà họ sẽ gặp lần đầu tiên trong năm mới. Nếu vào ngày 1/1 người Italia gặp một người trung niên thì nghĩa là may mắn sẽ đến.
Cuba
Tại quốc gia này, trong đêm giao thừa, tiếng chuông thứ 12 sẽ báo hiệu sang năm mới. Khi đồng hồ gióng chuông điểm nhịp năm mới, họ cần kịp ăn 12 quả nho, khi đó cả năm sau hạnh phúc sẽ song hành cùng với mọi người.
Biểu diễn vũ điệu trong đêm Giao thừa tại Cuba |
Nghi lễ năm mới ở Cuba còn thêm tục lệ: trước thềm năm mới, người Cuba đổ đầy nước vào bát đĩa có trong nhà, rồi sau đó khi đồng hồ điểm 12 tiếng, thì hắt hết nước ra ngoài cửa sổ. Điều đó được cho rằng người dân mong muốn năm mới sẽ tinh khiết và tương lai tươi sáng sẽ được xác định bằng nước.
Panama
Ngay khi đồng hồ điểm 12 tiếng là bắt đầu một loạt tiếng chuông gióng lên trên tất cả mọi loại xe như ô tô, còi báo động hú trên xe cứu hỏa. Lúc đó thì người dân Panama cũng hò hét đến hết sức, họ la hét, gõ vào tất cả những gì có trong tay. Tiếng động này là để chào đón năm mới đã đến.
Pháp
Thủ đô Paris lung linh trong pháo hoa |
Mặc dù người Pháp rất lãng mạn nhưng vào năm mới, họ cũng thích ăn rồi uống rượu say hơn là dành thời gian cho những nụ hôn lãng mạn kiểu Pháp. Theo truyền thống, những ai biết kinh doanh, những người chủ sản xuất rượu nhất thiết phải nâng cốc bia chúc mừng năm mới đã đến và cạn cốc vì vụ thu hoạch tới.
ScotlandDân ở một số làng của Scotland đón chào năm mới bằng cuộc diễu hành rước đuốc: đốt thùng nhựa đường rồi lăn xuống đường phố, có nghĩa là “đốt” năm cũ và chiếu sáng đường phố mới. Nếu buổi sáng đầu năm mới người đầu tiên là một đàn ông tóc đen rẽ vào nhà tặng quà sẽ được coi là điềm may mắn.
Nhật Bản
Những lá bùa phổ biến nhất đối cho sự may mắn là cái cào. Người ta tin rằng chúng sẽ đem đến hạnh phúc cho gia định, đặc biệt là nếu chúng được mua vào đêm giao thừa. Những chiếc cào đó gọi là Kumade, được làm bằng tre, chúng cũng mang đến may mắn trong gia đình. Chưa hết, vào lúc nửa đêm tại Nhật bắt đầu vang lên 108 tiếng chuông. Theo tục lệ với mỗi tiếng chuông sẽ có một tệ nạn của con người sẽ “chết”. Theo người Nhật thì có tất cả 6 tệ nạn (ghen tị, nhu nhược, phù phiếm, thô bạo, độc ác, tham lam) nhưng mỗi một loại lại có 18 dạng khác nhau đều liên quan đến số nhịp chuông.
Đêm Giao thừa ở Nhật Bản |
Ngay thời điểm đầu tiên của năm mới, mọi người gặp gỡ nhau với tiếng cười để hy vọng mọi thành công sẽ đến với họ. Để thu hút hạnh phúc, người Nhật trang trí cửa nhà ở của mình bằng những cành thông và trúc là biểu tượng của sự chung thủy và trường thọ. Đồ ăn trên bàn cũng mang những biểu tượng nào đó - gạo là sự no đủ, đậu - sức khỏe, cá chép - sức mạnh, những sợi mỳ ống dài mảnh - sự trường thọ.
Buổi sáng khi bắt đầu vào năm mới, người Nhật sẽ rời khỏi căn hộ của mình đi ra đường phố đón chào mặt trời mọc. Cùng với tia nắng đầu tiên, mọi người bắt đầu chúc mừng và tặng quà cho nhau.