Theo đó, xác định các nội dung hỗ trợ chính:
1. Hỗ trợ tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hội viên phụ nữ các khu vực biên giới, góp phần xóa mù chữ, hạn chế trẻ em bỏ học, hướng dẫn phụ nữ tổ chức cuộc sống, phát triển kinh tế và giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến phụ nữ thường xảy ra ở địa bàn biên giới như: Mua bán người, ma túy, tội phạm, xâm hại phụ nữ, trẻ em; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; bạo lực gia đình; xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới... vận động phụ nữ tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia...
2. Hỗ trợ củng cố tổ chức Hội cơ sở: Tập trung nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, cung cấp tài liệu sinh hoạt, trang bị tủ sách, ngăn sách pháp luật; chia sẻ kinh nghiệm công tác Hội, nâng cao hiệu quả các mô hình thu hút hội viên, triển khai các hoạt động Hội đến phụ nữ trên địa bàn; hướng dẫn cách thức, phương pháp giám sát chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em...
3. Vận động các nguồn lực hỗ trợ (tiền, con giống, cây giống, trang thiết bị làm việc...), trong đó quan tâm phối hợp vận động để tổ chức các hoạt động xã hội, các công trình, mô hình giúp đỡ phụ nữ, trẻ em nghèo khó khăn, gia đình chính sách có chồng, con, em đang công tác ở địa bàn biên giới; Hỗ trợ xây dựng và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới...
4. Chia sẻ kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo, cách thức sử dụng, quản lý các nguồn vốn ủy thác và các nguồn vốn khai thác cho hội viên, phụ nữ. Quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên phụ nữ sản xuất, kinh doanh, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
Tỉnh Hội đã xác định rõ đối tượng đích hỗ trợ là Hội LHPN cơ sở và hội viên, phụ nữ các xã, gia đình chính sách có chồng, con, em đang công tác ở địa bàn biên giới tại 9 xã biên giới đặc biệt khó khăn thuộc 4 huyện biên giới: Mường Chà, Điện Biên, Mường Nhé, Nậm Pồ.
Sau hơn 1 năm tổ chức thực hiện, đã có những cách làm hay, sáng tạo trong triển khai chương trình liên quan đến công tác chỉ đạo; cách huy động nguồn lực, gây quỹ của chương trình; truyền thông về chương trình; cách thức hỗ trợ xã biên giới, xây dựng mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế.
Cụ thể, Tỉnh Hội đã phối hợp tổ chức đợt phát động ngắn ngày vận động cán bộ chuyên trách Hội LHPN tỉnh ủng hộ 1 xã biên giới xây dựng mô hình sinh kế cho phụ nữ nghèo; tập trung các nguồn lực, các chương trình của tỉnh hỗ trợ như: Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; chương trình xây dựng nông thôn mới; kinh phí thực hiện Đề án 938, 939 của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức triển khai các hoạt động chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”;
Tích cực kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế; ủng hộ các trang thiết bị, vật dụng thiết yếu cho các trường mầm non, tiểu học, học sinh bán trú, học sinh nghèo vượt khó tại các xã đặc biệt khó khăn... Kết quả, trong năm 2018 đã có 1.267.979.000 đồng được huy động tập trung cho các hoạt động đồng hành tại Điện Biên.