pnvnonline@phunuvietnam.vn
Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP
* OCOP là gì?
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, theo định hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong cơ chế thị trường.
* Cách phân hạng OCOP:
Dựa theo bộ tiêu chí, đánh giá theo thang điểm 100. Sản phẩm OCOP được phân theo 5 hạng sao, gồm:
- 1 sao: sản phẩm khởi điểm tham gia chương trình, tổng điểm đạt dưới 30.
- 2 sao: sản phẩm đã được hình thành ở địa phương nhưng cần tiếp tục hỗ trợ, nâng cấp. Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm.
- 3 sao: sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn, có thương hiệu. Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm.
- 4 sao: sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thương hiệu, có thể nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm.
- 5 sao: sản phẩm đặc sắc, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm.
* Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên có thời hạn 36 tháng.
Không từ những gì xa xôi, phong trào mỗi xã một sản phẩm góp phần phát triển giá trị bền vững, nâng cao thu nhập từ báu vật của làng quê.
Để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp với các sản phẩm OCOP, Hội LHPN Việt Nam đã chọn chủ đề "Phụ nữ khởi nghiệp nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP" là chủ đề cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021. Cuộc thi mang đến cơ hội và tạo đà cho chị em phụ nữ mọi vùng miền, đối tượng nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, chứng minh năng lực và vai trò của mình.
Được chính thức phát động từ trung tuần tháng 2/2021, Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 tiếp tục mang đến một sân chơi để chị em phụ nữ khẳng định bản lĩnh và khả năng của mình.
Nội dung của cuộc thi áp dụng trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ưu tiên gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới, hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề của cộng đồng, góp phần tạo sự đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Đối tượng dự thi là:
- Các doanh nghiệp/hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý/làm chủ hoặc các doanh nghiệp/hợp tác xã có ít nhất 50% lao động là phụ nữ yếu thế hoặc sản xuất sản phẩm/dịch vụ phục vụ cho phụ nữ yếu thế;
- Các tác giả dự thi chưa đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh theo hộ gia đình;
- Mô hình sinh kế giảm nghèo có ít nhất 2/3 thành viên thuộc hộ nghèo tại địa bàn các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn;
- Phụ nữ yếu thế: phụ nữ khuyết tật, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi HIV, phụ nữ hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng;
- Thành viên của Tổ chức Tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tình thương (TYM);
- Nữ sinh viên, nhóm nữ sinh viên; học viên, nhóm nữ học viên giáo dục nghề nghiệp đang theo học các trường Đại học, Cao đẳng, trường giáo dục nghề nghiệp trên cả nước tham gia Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp do Học viện Phụ nữ Việt Nam và Trường Trung cấp Nghề Lê Thị Riêng tổ chức.