Đưa cha mẹ vào trung tâm dưỡng lão: ‘Tất yếu’ hay ‘bất hiếu’?

30/09/2016 - 15:09
Đó là một vấn đề được đặt ra từ triển lãm 'Chuyện tuổi già' - một triển lãm đặc biệt trưng bày những bức ảnh do chính các cụ già đang sống trong trại dưỡng lão chụp lại.
fullsizerender.jpg
 Bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Cù Thị Hậu cắt băng khai mạc triển lãm "Chuyện tuổi già"

Triển lãm Chuyện tuổi già do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Bách niên Thiên Đức tổ chức, được khai mạc vào sáng nay, 30/9, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Tới dự triển lãm có bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; bà Cù Thị Hậu, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Chuyện tuổi già được thực hiện bằng phương pháp tiếp cận nhân học và Photovoice (trao máy ảnh cho nhân vật). 33 cụ già sống tại Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Bách niên Thiên Đức đã được trao máy ảnh và chụp về cuộc sống xung quanh mình. Từ đó, họ tự kể câu chuyện về đời mình với những ước mơ và tâm sự của tuổi xế chiều với 3 chủ đề: Ước mơ, Tâm sự tuổi già, Nơi cuộc sống mới bắt đầu.

Bên cạnh ước mơ và tâm sự tuổi già, triển lãm cũng thể hiện quan điểm khác nhau của cộng đồng về việc đưa cha mẹ vào trung tâm dưỡng lão là “tất yếu” hay “bất hiếu”. Những bức ảnh, những câu chuyện mà họ kể lại sau đây sẽ mang lại cho mỗi người xem những cảm nhận cũng như những sự lựa chọn khác nhau…

fullsizerender-1.jpg
 "Nhiều lúc, tôi thấy hoang mang, cô đơn và tủi thân lắm, nghĩ có con, có cháu mà những lúc ốm đau chỉ một mình"
(Bà Lương Thị Thái, 79 tuổi, Xuân La, Tây Hồ)

1.jpg
"Tôi có 2 đứa con, một trai, một gái nhưng con trai tôi đã mất khi mới 17 tuổi, còn vợ tôi mất cách đây 6 năm vì bị tai biến. Tôi ở với con gái, nhà cửa phải đi thuê, cuộc sống bấp bênh lắm, nó đi làm từ sáng sớm đến tối mới về. Tôi buồn vì mình già yếu không giúp gì được cho nó. Tôi thương chúng nó lắm, mỗi lần nghĩ đến vợ con, tôi chỉ muốn khóc"
(Cụ Hồ Tấn Thạch, 88 tuổi, Yên Viên, Gia Lâm) 
2.jpg
 "Tôi sống ở phố Vọng Đức, các con đã trưởng thành, đi làm bận bịu lắm, cứ 7 giờ sáng đi, 7 giờ tối mới về. Chúng có thuê người giúp việc chăm sóc và đỡ đần tôi nhưng thật sự tôi thấy không thoải mái chút nào. Sắp tới, con cháu tôi sang Hàn Quốc, tôi không muốn cô đơn trong ngôi nhà của mình"
(Cụ Nguyễn Thị Lai, 90 tuổi, Vọng Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
5.jpg
 "Tôi mong gia đình con gái bên Cộng hòa Séc về Việt Nam sinh sống để tôi được đoàn tụ với con cháu khi tuổi già"
(Bà Nguyễn Thị Liệu, 72 tuổi, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội)
7.jpg
 Giây phút gặp lại bà Tuệ Minh tại Trung tâm dưỡng lão Thiên Đức, tôi xúc động và bất ngờ. Chúng tôi đã mất liên lạc với nhau từ lâu lắm rồi, tưởng không còn được gặp nhau nữa, ai ngờ... Giờ bà ấy bị đột quỵ, không nói được nhưng vẫn hiểu những gì tôi nói. Chẳng còn sống được bao lâu, gặp được thế này thât là may mắn. Một thời tuổi trẻ đã qua, nhớ lắm chứ, ngày còn đam mê cháy bỏng với nghề. Tôi đã sống bằng những ký ức trong đầu và kỷ niệm trong tim"
(NSND Trần Phương, 87 tuổi, Hà Nội)
8.jpg
 "Vợ mất, tôi ở với con gái, hàng ngày con cái đi làm từ sáng đến tối mới về, có một mình tôi ở nhà cô đơn và buồn lắm. Cũng vì thế mà con gái đã đưa tôi vào trung tâm 3 tháng rồi. Ở đây tôi thấy vui và thoải mái, có bạn để tâm sự, được chăm sóc chu đáo, sức khỏe tôi tốt lên trông thấy. Giờ tôi không muốn về nữa, tôi sẽ ở đây đến cuối đời"
(Cụ Hồ Tấn Thạch, 88 tuổi, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội)
9.jpg
 Trước đây, vợ chồng bà Hằng sống tại Cầu Giấy vì các con định cư ở nước ngoài. Sau đó, ông ấy bị bệnh nên mới đưa vào trung tâm. Bà ấy nói sống ở đây thoải mái, được quan tâm chăm sóc sức khỏe thường xuyên nên yên tâm. Tôi thấy bà Hằng luôn ở bên chồng và chăm sóc ông từng li, từng tí. Nhìn cảnh đó, tôi thấy cảm động trước tình nghĩa vợ chồng họ"
(Bà Lê Bích Châu, 84 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm