Nhiều phụ huynh cố gắng nhồi được con ăn càng nhiều càng tốt mà không nghĩ rằng điều đó không hẳn là tốt. Ảnh minh họa internet. |
Bên cạnh đó, các bà mẹ còn sợ con ốm. Trẻ ốm xong thường gầy đi. Điều này cũng đúng bởi ốm thì trẻ sẽ chán ăn, người mệt, mất nước tóp đi… Nhưng sự thật thì không phải cứ béo là khỏe. Phụ huynh cần hiểu rằng điều cần nhất cho con trẻ là sức khỏe chứ không phải cân nặng.
Nhiều phụ huynh chẳng quan tâm rằng con có thích ăn hay không, chúng có thấy ngon miệng không hay con có thật sự đói không? Thậm chí, không ít phụ huynh tự xác định “con đã đói” để nhồi con ăn bằng suy nghĩ chủ quan của mình. Điều khiến các phụ huynh hứng thú nhất là con dễ dàng há miệng ra để bố mẹ đút cơm vào miệng, nuốt thật nhanh và... tăng cân.
Không ít các mẹ vẫn chỉ quan tâm đến lượng thức ăn mà chưa quan tâm đến chất lượng bữa ăn. Một bữa con ăn ngon miệng mặc dù ít sẽ giúp tăng cường sức khỏe của con nhiều hơn so với một bữa nhồi thật lực. Hơn nữa, béo phì kéo theo rất nhiều bệnh. Do đó, các mẹ đừng quá lo lắng về chuyện cân nặng của con.
Thay vào đó, phụ huynh cần:
- Lập thời gian biểu ăn của con hợp lý. Đừng bắt con ăn một ngày 6 đến 10 bữa. Bởi điều đó sẽ khiến con luôn đầy bụng và hoảng sợ với việc ăn. Khi con trên 1 tuổi, tốt nhất là chọn thực đơn 1 ngày từ 3 đến 5 bữa cả chính lẫn phụ.
Phụ huynh cần hiểu rằng điều cần nhất cho con trẻ là sức khỏe chứ không phải cân nặng. Ảnh minh họa internet. |
- Lập thời gian biểu ăn của con hợp lý. Đừng bắt con ăn một ngày 6 đến 10 bữa. Bởi điều đó sẽ khiến con luôn đầy bụng và hoảng sợ với việc ăn. Khi con trên 1 tuổi, tốt nhất là chọn thực đơn 1 ngày từ 3 đến 5 bữa cả chính lẫn phụ.
- Cho con ăn đúng theo thời gian biểu để thiết lập phản xạ có điều kiện, con sẽ hình thành thói quen đói khi gần đến giờ ăn. Điều này vô cùng quan trọng. Cứ cho ăn đúng giờ trong khoảng 1 tháng, con sẽ bắt đầu có cảm giác đói khi gần đến giờ ăn.
- Không cho con ăn vặt giữa các bữa ăn bởi sẽ làm con đầy bụng và chán ăn.
- Chú trọng phần chế biến và thay đổi thực đơn thường xuyên. Cố gắng tạo các hương vị khác nhau để kích thích con.
- Con người muốn phát triển tốt cần đủ loại thực phẩm khác nhau nên cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm theo các nhóm đạm, béo, bột, vitamin, chất xơ.
- Khi con ngậm hoặc lắc đầu tránh thức ăn, hãy ngừng ngay. Các mẹ đừng quá sốt ruột khi thấy con ăn ít bởi thà ít mà chất còn hơn.
- Nếu lượng ăn của con trong bữa ăn không nhiều, hãy bổ sung một ly sữa nhỏ ngay sau đó để tráng miệng. Ly sữa sẽ làm dạ dày của con “dãn” dần ra. Vì thế, dần dần con sẽ ăn tốt hơn. Chú ý sau khi bồi bổ sữa như vậy chừng vài tháng, các mẹ ngưng lại sẽ thấy con ăn được nhiều hơn.
- Cho con tập thể thao, vui chơi nhiều để xả năng lượng, sẽ chóng đói, thay vì ngồi trước màn hình tivi quá nhiều.