Dũng cảm nói câu này với con bạn 'Được' nhiều hơn 'Mất'

26/06/2016 - 21:10
Dũng cảm thừa nhận:"Chúng ta không ai hoàn hảo" bạn sẽ nhận được sự gắn kết tuyệt vời với con cái. Một vài lời nói thể hiện sự quan tâm đến trẻ, coi trọng trẻ có thể giúp phụ huynh cải thiện mối quan hệ với các con mình.
cau-noi-voi-con-3.jpg
1. “Bố/mẹ rất quan tâm”

Các thành viên trong gia đình nói “không quan tâm” đến việc của người khác là điều rất tai hại. Đối lập với yêu không phải là ghét, mà là hững hờ, vô tâm. Khi bố mẹ bộc lộ sự quan tâm của mình dù chỉ qua lời nói cũng có thể tạo nên “sợi dây” gắn bó giữa các thành viên, khiến gia đình càng thêm thân thiết. Ngược lại nếu việc gì bố mẹ cũng tỏ ra không quan tâm thì mối quan hệ giữa mọi người trong nhà sẽ trở nên xa cách.

2. “Con có thể có không gian của riêng mình”

Mỗi người đều cần có không gian của riêng mình. Trẻ từ khi còn nhỏ đã thích và coi trọng không gian sống của riêng mình, có những lúc cần tách rời bố mẹ để làm những việc mà trẻ muốn. Bố mẹ cho con không gian tự do riêng cũng là cho mình một không gian riêng. Đôi lúc cần tạo ra một “khoảng cách an toàn” để quan hệ giữa bố mẹ và con càng thêm tốt đẹp.

3. “Mình nói chuyện đi”

Khi con cái và bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, không gì tốt hơn là tìm một nơi mà cả hai bên cùng cảm thấy thoải mái, và nói chuyện một cách chân thành. Tâm sự những điều khiến lòng bức xúc, nói về những hiểu lầm không ai biết hay nói ra những điều mình mong muốn là cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Bố mẹ đề nghị có cuộc trò chuyện riêng với con sẽ giúp con có cơ hội giãi bày nhiều hơn, cũng giúp mình hiểu về con nhiều hơn.

4. “Bố/mẹ quên và bỏ qua rồi”

Khi con mắc lỗi sai, làm bố mẹ không vừa ý, nếu bố mẹ mãi “ôm” những điều không hay của con trong lòng để “nhắc nhở”, trách cứ thì chỉ làm mối quan hệ giữa hai bên thêm căng thẳng, khó gần. Cho trẻ biết rằng bố mẹ sẵn sàng tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của con sẽ khiến trẻ biết ơn và yêu bố mẹ nhiều hơn.

5. “Con đang bực mình chuyện gì à”

Trong mọi trường hợp, sự bực tức là một dấu hiệu không tốt, người tức giận được xem như đang gặp chuyện gì khó chịu, nếu nghiêm trọng có thể gây ra các chứng bệnh về tâm lý. Trẻ có thể không kiểm soát được tâm trạng của mình và dễ dàng nóng giận. Một số phụ huynh cho rằng nổi nóng là cá tính tự nhiên nên mặc kệ con, một số lại trách mắng khi thấy con có thái độ không hay. Tuy nhiên bố mẹ bày tỏ sự quan tâm nhẹ nhàng đến tâm trạng của con có thể cho trẻ cơ hội giải tỏa bức xúc trong lòng, cũng là cách để gần con hơn.

7. “Chúng ta ai cũng không hoàn hảo”

Khi trẻ nhận ra lỗi sai của mình, bố mẹ dùng cách nói này như một lời an ủi có thể xoa dịu lòng tự ái của con, giúp con không còn cảm thấy xấu hổ, tự ti. Bố mẹ thừa nhận “không hoàn hảo” là điều ai cũng gặp phải sẽ giúp con có cái nhìn khách quan về cuộc sống, con người, từ đó trẻ càng thêm tự tin. Ngoài ra trẻ biết được điều “không hoàn hảo” ở mình được gia đình chấp nhận, sẽ thấy trân trọng tình cảm của bố mẹ dành cho mình và yêu gia đình nhiều hơn.

8. “Có việc gì cứ nói với bố/mẹ”

Khi trẻ cần giúp đỡ, hầu như bố mẹ nào cũng sẵn sàng hỗ trợ cho con. Tuy nhiên nếu bố mẹ không “bật đèn xanh” cho con biết về điều này, thì đôi khi trẻ sẽ không dám đề nghị bố mẹ giúp. Hãy cho trẻ biết bố mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc của con, để trẻ không cảm thấy bất lực hay thất vọng khi gặp phải khó khăn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm