“Đừng đổ nước vào giày”, câu chuyện đáng suy ngẫm ai cũng nên đọc ít nhất 1 lần

BẢO ANH.
10/07/2022 - 19:00
Đường đời tùy theo tâm mà lay chuyển, chất lượng cuộc sống phụ thuộc nhiều hơn vào trí lực của chúng ta. Khi bạn tích cực, cuộc sống sẽ tràn đầy tình yêu; khi bạn tiêu cực, cuộc sống sẽ ngập trong thù ghét.

Vào thời nhà Thanh, có một chàng trai khá tài giỏi. Ngay trong lần tham gia thi đầu tiên, anh đã đỗ đạt. Tuy nhiên, sau khi đạt được chút thành tựu, anh lại cảm thấy nản lòng khi tương lai phía trước sao mông lung quá. "Đọc sách nhiều năm như vậy rồi, ông trời vẫn không cho ta cơ hội để vượt lên", anh tự nhủ.

Người nhà thấy anh xuống tinh thần như vậy liền nhờ người tìm ân sư chỉ bảo cho. Vừa gặp ân sư, chàng trai đã buông lời ca thán. Nghe xong, ân sư cầm một cốc nước rồi đổ vào giày của anh.

"Ân sư, ngươi làm gì vậy?", anh sửng sốt.

Ân sư chỉ nói: “Hôm nay ngươi về đi, mai quay lại”.

Ngày hôm sau, người thanh niên lại tìm đến. Ân sư hỏi về cảm giác của anh trên đường về nhà hôm qua. Anh chàng không ngừng than thở:

“Đường núi đã hiểm trở khó đi, lại thêm chiếc giày ướt sũng, con đi không nổi!”

Ân sư cười nói: "Ngươi luôn kêu ca chẳng phải như đổ nước vào giày sao? Càng phàn nàn, càng khó khăn"

Chàng thanh niên như vừa tỉnh ngộ. Trở về, anh nỗ lực học hành và cuối cùng đã đỗ đạt, được làm quan.

Trong cuộc đời này, chúng ta dù là ai cũng sẽ phải trải qua rất nhiều điều được và mất, có khúc quanh co khúc khuỷu, có khúc bằng phẳng dễ đi. Nếu chỉ nhìn thấy điều tiêu cực, bạn sẽ mãi chẳng thể tiến về phía trước, thậm chí dần lùi lại về phía sau. Chỉ khi có thể xả đi nguồn năng lượng tiêu cực và hướng về phía trước, con đường dưới chân bạn mới có thể suôn sẻ hơn.

1. Dừng phàn nàn

Ngày nọ, một người đàn ông khốn khổ chạy trốn đến một ngôi làng. Tới nơi, ông mới phát hiện cơn lũ đã cuốn trôi mọi thứ ở ngôi làng này. Nhìn cảnh hoang tàn xơ xác, ông không khỏi xa, thấy số phận mình cũng giống như ngôi làng bị cuốn trôi này vậy.

Thế nhưng, trên đường đi, ông gặp một người nông dân trông rất an nhàn thanh thản, không vướng chút muộn phiền. Cảm thấy rất lạ, ông tiến đến hỏi người nông dân.

"Đó đều là những thứ không thể thay đổi và phàn nàn đâu có ích gì", người nông dân đáp.

Có câu nói rằng: “Lo lắng sẽ làm cho thế gian hẹp lại và oán giận sẽ in hằn khắp nơi”.

Ở đời, suy cho cùng không có điều gì đáng để ta phải phàn nàn than vãn. Khó khăn cũng vẫn phải đi, phàn nàn không chỉ vô ích mà còn khiến ta tiêu tốn thời gian cũng như sức lực, đánh mất cơ hội thay đổi hoàn cảnh của mình. Một ngôi sao rơi xuống không thể làm tối đi cả bầu trời, một người gặp khó khăn không có nghĩa là cả đời không còn cơ hội. Thay vì than phiền, sẽ tốt hơn khi bạn tập trung vun xới cho hạt giống của mình và chờ đợi ngày hoa nở.

2. Ngừng bi quan

Có câu nói: “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở những gì bạn đã trải qua mà chính là thái độ của bạn đối với cuộc sống”.

Cuộc sống này, không ai là luôn dễ dàng. Người lạc quan có thể nhìn trái thơm, trong khi người bi quan chỉ có thể thấy vực thẳm.

Trong cuốn tiểu thuyết "Cuộn da cừu", một phụ nữ trẻ tên Selma rất chán nản khi lần đầu đến sa mạc. Người chồng được lệnh tập trận trên sa mạc nên cô ở lại một mình trong ngôi nhà nhỏ của quân đội. Mọi thứ khác xa tưởng tượng, cô viết thư cho cha mẹ để than thở về sự khó khăn này. Câu trả lời của cha cô chỉ đúng 3 dòng:

“Hai người cùng nhìn từ song sắt của phòng giam. Một người chỉ nhìn thấy bụi bẩn. Một người đã thấy các vì sao”.

Những dòng chữ của cha đã khiến cô cảm thấy xấu hổ và quyết tâm thay đổi. Selma muốn tìm ra ngôi sao trên sa mạc của chính mình.

Cô bắt đầu tìm hiểu về thực vật nơi đây, đón cảnh bình minh, chiêm ngưỡng phong cảnh ấn tượng và hoà vào cuộc sống với người dân địa phương. Kể từ đó, Selma không còn cảm giác thấy mình như đang ở trong xà lim.

Chúng ta vốn không sinh ra đã mạnh mẽ. Có lẽ ai cũng từng giống như Selma, có một khía cạnh tiêu cực nào đó và dễ bị tổn thương. Điều quan trọng là chúng ta cần không ngừng tiến về phía trước, nỗ lực để trở nên mạnh mẽ hơn, mài giũa “trái tim thủy tinh” của mình thành “trái tim kim cương”.

Đường đời tuỳ theo tâm mà lay chuyển, chất lượng cuộc sống phụ thuộc nhiều hơn vào trí lực của chúng ta. Khi bạn tích cực, cuộc sống sẽ tràn đầy tình yêu; khi bạn tiêu cực, cuộc sống sẽ ngập trong thù ghét.

3. Thôi làm hao tổn tâm trí

Bạn đã từng suy nghĩ rất nhiều khi dự định làm một việc gì đó, kết quả là càng nghĩ càng thấy khó khăn và hoang mang chưa? Bạn tự hỏi: “Mình thực sự có thể làm được không?". Và rồi trì hoãn lần này đến lần khác, cuối cùng đến khi chuẩn bị hành động vẫn loay hoay không biết nên bước chân nào trước.

Có câu: “Buổi tối nghĩ về cả nghìn con đường, buổi sáng thức dậy và bước đi con đường cũ”.

Khi suy nghĩ quá mức, bạn không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn khiến tinh thần suy giảm nghiêm trọng. Thay vì đứng yên và lo lắng vì đủ mọi thứ, hãy dũng cảm bước đi những bước đầu tiên.

Cuộc sống này không giống như nấu ăn, bạn không thể đợi tất cả các nguyên liệu đã sẵn sàng rồi mới bắt đầu. Chỉ khi chúng ta ngừng làm hao tổn tâm trí bởi đủ mọi lo lắng và dám bước đi, cuộc sống mới có thể tiến về phía trước.

Nhà văn Ryan Gottfrison từng nói: “Những dông tố cuộc đời là một phần của cuộc đời”.

Con người chẳng thể ngăn những con sóng đến và đi nhưng hoàn toàn có thể học cách cưỡi sóng. Hãy để lại những điều không vui của bạn ở ngày hôm qua, niềm hy vọng cho ngày mai và nỗ lực cho ngày hôm nay.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm