Theo dược sĩ Nguyễn Thị Hường (Công ty thảo dược Vạn Xuân, Hà Nội), tinh dầu tràm nguyên chất chứa hoạt chất a- Tepineol ở mức 5% - 12% nồng độ, là một trong những dược phẩm thiên nhiên quý giá, có 2 tác dụng chính:
Chống nhiễm trùng
Đây có lẽ là những tính chất được đánh giá cao nhất của dầu tràm. Nó rất hiệu quả trong việc chống lại nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus và nấm, chẳng hạn như uốn ván (vi khuẩn), cúm (virus) và các bệnh truyền nhiễm như bệnh tả và thương hàn.
Tính sát khuẩn cao
Tính chất này của tinh dầu tràm giúp cho cơ thể miễn nhiễm với các loại virus có trong không khí, ức chế sự phát triển trong các môi trường yếm khí của virus.
Mời bạn nghe hướng dẫn của dược sĩ Nguyễn Thị Hường tại đây:
Với những tác dụng trên, bạn có thể sử dụng dầu tràm để ngăn ngừa virus cúm A H5N1 và H1N1 theo 3 cách sau
Dùng tinh dầu tràm xông phòng:
Đây là cách phổ biến nhất để thanh lọc bầu không khí trong nhà, đảm bảo rằng các vi khuẩn trong không gian không có cơ hội phát triển. Vào mùa dịch, bạn nên dùng dầu tràm xông phòng thường xuyên và liên tục, có thể xông phòng qua đêm.
Cách dùng: nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào đèn xông tinh dầu, để hơi nước lan tỏa khắp phòng.
Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo là tinh dầu bạn sử dụng thực sự nguyên chất để không ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ hô hấp
Dùng tinh dầu tràm để tắm:
Cách dùng: nhỏ vài giọt vào chậu nước tắm. Cách này áp dụng được cho cả người lớn và trẻ em, có tác dụng chống cảm, thư giãn và sát khuẩn trên bề mặt da.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh:
Hòa vài giọt tinh dầu vào một bình nước để sẵn. Sau khi rửa tay bằng xà phòng thì nhúng tay lại vào bình nước này và để khô tay tự nhiên. Người lớn lên hướng dẫn em bé và theo sát cho đến khi tay bé thực sự khô. Cách này chống được cả dịch tay chân miệng.
Ngoài ra tinh dầu tràm còn có tác dụng trong việc giảm tắc nghẽn mạch, tăng tuần hoàn, giảm đau, chăm sóc da mụn, giảm sốt, loại bỏ đầy hơi, chống hôi chân, hôi miệng, viêm nướu, nhiệt miệng….
Cách nhận biết tinh dầu tràm nguyên chất:
Hiện nay đa phần tinh dầu tràm được bán trên thị trường chỉ có 20 – 30% là tràm, còn lại 70 – 80% là đã được pha với các loại khác như tinh dầu chổi chít... Tinh dầu chổi chít có màu gần giống với tinh dầu tràm nhưng loại tinh dầu này có tính nóng, không có tác dụng như tinh dầu tràm, giá thành lại rẻ hơn nhiều.
Mời bạn nghe chị Nguyễn Thị Hường chia sẻ:
Để lựa chọn tinh dầu tràm nguyên chất, bạn nên yêu cầu người bán cho xem các bản kiểm nghiệm các thành phần dược chất có trong tinh dầu; các bản kiểm nghiệm do các cơ quan có thẩm quyền công bố.
Ngoài ra có thể nhận biết theo các cách sau:
- Quan sát màu sắc: tinh dầu tràm nguyên chất có màu vàng nâu, một số loại dầu pha có màu vàng tươi, hoặc màu vàng đậm.
- Về mùi hương: Dầu tràm nguyên chất có mùi hương dịu, không phải thơm cay nồng, ngào ngạt, nóng như các loại dầu gió khác và càng để lâu, dầu tràm nguyên chất có mùi càng thơm.
- Đưa chai tinh dầu tràm lên lắc mạnh để dầu sủi bọt. Nếu là dầu thật thì sẽ tan bọt sau 3 -4 giây, còn nếu là dầu giả thì phải mất vài phút mới tan được.
- Dầu tràm nguyên chất lưu giữ hương thơm lên đến 5-6h.