Thứ tư, 09/4/2025
Có mâyHà Nội
23° - 28°C

Em gái 4 tuổi hiến tủy xương cứu sống chị

Linh Trần
13/05/2022 - 13:13
Em gái 4 tuổi hiến tủy xương cứu sống chị

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi sau ghép tủy

Từ vết tím đen nhỏ, chỉ sau 1 tháng, các nốt đen này xuất hiện nhiều hơn trên cơ thể bé V.A. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán suy tủy xương, chỉ có thể ghép tủy để sống tiếp. Em gái 4 tuổi của bé đã hiến tủy để bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật.

Mới đây, các bác sĩ BV Nhi TƯ đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy) cứu sống bé gái V.A. (11 tuổi, ở Hà Nội) bị suy tủy xương giai đoạn cuối. Đặc biệt, người cho tủy chính là em gái 4 tuổi của bệnh nhi, nhờ đó chị gái đã được cứu sống.

Gia đình cho biết, tháng 11/2021, bé A. bỗng dưng nổi một vài nốt chấm đen trên khuôn mặt. Tuy nhiên, lúc đó gia đình nghĩ đó là vết tím bình thường. Khoảng một tháng sau, các nốt chấm đen xuất hiện trên cơ thể bé nhiều hơn, kèm theo đó là tình trạng bị chảy máu chân răng nhiều. Lúc này, gia đình mới cho V.A đi khám tại một bệnh viện gần nhà. Các xét nghiệm tại đây cho thấy bé bị suy giảm 3 dòng máu ngoại vi (hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu) và phải truyền máu điều trị. Khoảng 10 ngày sau xuất viện, bé lại chảy máu chân răng không cầm được. Tháng 12/2021, bệnh nhi được gia đình đưa đến BV Nhi TƯ cấp cứu. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán suy tủy xương, kèm xuất huyết não.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Mai Hương, Trưởng khoa Huyết học lâm sàng (BV Nhi TƯ), suy tủy xương là tình trạng giảm sinh các tế bào máu ở tủy xương dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu máu, chảy máu do xuất huyết và sốt do nhiễm trùng. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong do thiếu máu nặng, xuất huyết não hoặc nhiễm vi khuẩn, virus nặng.

Bác sĩ Hương cho biết, sau khi có các kết quả xét nghiệm, các chuyên gia đã hội chẩn và nhận định, cách chữa trị duy nhất cho căn bệnh của V.A. là ghép tủy. Sau khi trao đổi về tình trạng sức khỏe của bệnh nhi, gia đình đã bàn bạc và thống nhất sẽ ghép tủy để cứu con. Vì vậy, các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra người thân của V.A. để tìm ra người phù hợp để hiến tủy cho bé. Tại BV Nhi TƯ, bé V.A. đã được làm xét nghiệm hòa hợp mô (HLA) và xác định HLA của bệnh nhi hợp với em ruột 4 tuổi. Bệnh viện đã tư vấn để sử dụng tủy của em gái ghép cho V.A.

Gian nan ca ghép

Tuy nhiên, để triển khai ca ghép tủy này không hề dễ dàng. Bởi từ khi phát hiện bệnh, bé V.A. thường xuyên bị nhiễm trùng, phụ thuộc hoàn toàn vào tuyền máu và kháng sinh. Tháng 2/2022, thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, lúc này tính mạng của bé V.A. chỉ còn được tính bằng ngày. Các bác sĩ đã quyết định tiến hành các bước theo đúng quy trình để thực hiện ca ghép tủy nhanh nhất cho bệnh nhi.

Cũng theo bác sĩ Hương, em gái 4 tuổi là người có tủy phù hợp nhất nhưng việc lấy tủy xương khá khó khăn. Nguyên nhân bởi bé mới 4 tuổi (nặng 15 kg). Do đó, các bác sĩ phải tiến hành lấy máu từ tủy xương và lấy thêm cả máu ngoại vi của em gái bệnh nhân mới đủ truyền cho chị gái. "Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng trước ghép cùng như sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa, ca ghép tủy thành công tốt đẹp, cả 2 chị em đều ổn định sức khỏe và hồi phục tốt", bác sĩ Hương cho hay.

"Gần 2 tháng sau ghép, tủy mới đã phát triển trong cơ thể bệnh nhi đạt đến 94%. Các xét nghiệm cho kết quả trong giới hạn bình thường, V.A. được ra viện trong niềm hạnh phúc của gia đình và các y, bác sĩ. Từ nay, bé sẽ khỏi bệnh và có cuộc sống như những trẻ bình thường khác", bác sĩ Hương xúc động chia sẻ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Đọc thêm