pnvnonline@phunuvietnam.vn
Em sẽ ra sao nếu không còn mẹ nữa?
Thanh Tâm thân mến!
Hồi còn nhỏ, em mong muốn mẹ mình làm một công việc thật là oách để mỗi lần ai đó có hỏi, em sẽ tự tin khoe với mọi người. Hơn 20 tuổi, cái suy nghĩ ích kỉ ấy vẫn còn, thậm chí lại càng lớn. Đặc biệt, có một lần em còn giận mẹ, không nói chuyện với mẹ suốt gần 1 tháng chỉ vì bị người yêu chia tay. Gia đình họ không đồng ý cho cháu trai quen với 1 cô gái có mẹ làm công việc dọn vệ sinh môi trường.
Đi qua 1 xe rác, mọi người thường nín thở rồi chạy qua thật nhanh. Cái mùi của rác lại càng trở nên kinh khủng vào những ngày mưa bẩn dầm dề, hay những ngày nắng chang chang như đổ lửa. Mẹ của em, chẳng 1 ngày dám nghỉ ngơi, làm công việc dọn vệ sinh vào mỗi buổi chiều muộn hoặc tối khuya, tùy ca. Mùi của rác ám vào người, trở thành mùi của mẹ lúc nào không hay. Em chưa khi nào thích cái mùi đó, cho đến bây giờ...
Hồi học tiểu học rồi phổ thông, lần nào họp phụ huynh, em cũng đều không thông báo cho mẹ. Em không muốn mẹ đến. Thay vào đó, em sẽ nhờ cô hay chị đi thay. Mẹ tưởng em hiểu chuyện lắm, biết mẹ bận, không muốn phiền mẹ nhưng thực ra là vì em xấu hổ. Em không thích hàng ngày đi qua bãi rác, hoặc chỗ nào có xe rác để các bạn lại hùa vào trêu. Cảm giác ấy như kiểu bản thân là một người rất thấp kém trong xã hội, bị mọi người coi thường.
Em chưa từng nghĩ tới công việc của mẹ đã nuôi em học hành và khôn lớn ra sao. Với mức lương ít ỏi, mẹ phải làm thêm ca để có thể tăng thu nhập. Cả thành phố này sẽ ra sao nếu không có mẹ và các cô bác dọn vệ sinh. Em đã quá trẻ con và ích kỉ khi chỉ nghĩ tới bản thân, mà không biết mẹ đã cố gắng và hi sinh nhiều như thế nào. Bây giờ, hối hận liệu có kịp?
Được sự giúp đỡ của mẹ, em được đi học thêm tiếng Anh từ nhỏ. Kết hợp với việc em muốn thoát khỏi cái bóng là "con gái của cô dọn rác" mà ra sức học tập, ôn luyện. Hiện tại, em đã học đại học ra trường, tìm được một công việc khá ổn. Em đi làm trên thành phố và ít khi về thăm mẹ. Nhưng nay, em thấy mình thật xấu xa, hối hận vì suy nghĩ và hành động của bản thân. Mẹ em đã mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo, đang phải gồng mình chiến đấu với đau đớn. Từ bé đến lớn, luôn là mẹ lo lắng, quan tâm em, lo em đi học ra sao, ăn uống học hành như thế nào, có đủ tiền học phí không... Ngược lại, bà chưa từng được nhận sự tôn trọng hay trân quý từ em.
Sau khi biết mẹ bị bệnh, em cảm thấy rất bối rối và lo lắng. Chưa khi nào em lại cảm thấy sự mong manh của những dấu yêu. Em sẽ ra sao nếu không còn mẹ nữa... Con người của em thật xấu xa quá Thanh Tâm ơi.
Lang thang đi qua biết bao con đường, có biết bao xe rác. Ngắm nhìn các cô, bác lao công đang làm việc vất vả. Em bây giờ mới cảm nhận được nét đẹp trong công việc ấy. Mùi của mẹ hay mùi của rác, giờ lại thật gần gũi, thân quen. Từ trong thẳm sâu trái tim, em luôn yêu và luôn cần mẹ. Lớn lên đi làm, em mới biết, kiếm được đồng tiền không hề đơn giản. Để có được em của ngày hôm nay là sự đánh đổi rất nhiều thứ từ mẹ...
Thuý Hằng (Hà Nam)
Chào em!
Không bao giờ là quá muộn cho những yêu thương. Em hãy dành thời gian nhiều hơn cho mẹ vào lúc này. Bởi bây giờ mẹ đang rất cần có em bên cạnh. Bố mẹ luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho con cái. Em đã nỗ lực học tập tốt, có được công việc ổn định là mẹ em yên tâm và hạnh phúc nhiều rồi. Em đã nhận ra một bài học lớn trong cuộc sống. Hi vọng rằng, những điều tốt đẹp và an lành sẽ đến với gia đình của em.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.