Thứ hai, 07/4/2025
Nhiều mâyHà Nội
20° - 24°C

Gần 20 năm xây dựng mái nhà chung cho người khuyết tật của cô gái xương thủy tinh

PV
23/02/2024 - 12:53
Gần 20 năm xây dựng mái nhà chung cho người khuyết tật của cô gái xương thủy tinh
Dù phải di chuyển trên chiếc xe lăn, nhưng gần 20 năm qua, chị Lan Anh không ngừng theo đuổi hành trình thay đổi vị thế của người khuyết tật trong xã hội.

Nguyễn Thị Lan Anh sinh năm 1978 ở Thái Nguyên. Từ khi sinh ra, chị đã mắc căn bệnh xương thủy tinh quái ác. Gia đình chị là một trong những hộ nghèo ở vùng Sông Công. Mặc dù bố mẹ đã bán hết mọi thứ để chạy chữa cho con gái nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Tuổi thơ của Lan Anh khi ấy là những ngày buồn tủi và có phần mặc cảm vì không thể đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Đến vận động, chạy nhảy cũng không được làm vì xương dễ gãy. Mỗi lần gãy xương là những lần đau đớn kinh hoàng. Đến năm 9 tuổi, khi bạn bè lên lớp 4 thì chị mới được nhận vào lớp 1.

Xuất phát điểm muộn, nhưng Lan Anh lại học rất giỏi: Năm 1999 vào đại học; năm 2004 ra trường với tấm bằng cử nhân ngoại ngữ loại Giỏi. Chị hoàn thành chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010 và năm vừa qua được nhận tấm bằng thạc sĩ Quản lý công - trường Đại học Fulbright Việt Nam. Với người phụ nữ này, học tập luôn là mục tiêu không có điểm dừng: "Với người khuyết tật chúng tôi, khó khăn càng khiến chúng tôi thêm mạnh mẽ".

Có những khi trái gió, trở trời, dù không vận động mạnh, cơ thể chị Lan Anh cũng đau nhức như gẫy từng khúc xương. Thế nhưng chưa bao giờ chị nghỉ học, nghỉ làm. Chính từ những nỗ lực ấy, không chỉ chinh phục được những tấm bằng nhiều người mơ ước, có được việc làm mà chị Lan Anh còn có tổ ấm cho riêng mình và trái ngọt là cậu con trai đã bước sang tuổi 15. Khi có hạnh phúc riêng, chị chưa bao giờ thôi trăn trở giúp đỡ cộng đồng những người khuyết tật.

Chị Lan Anh làm khách mời của Đài Truyền hình Việt Nam

Chị Lan Anh làm khách mời trong chương trình

Chứng kiến người khuyết tật gặp nhiều rào cản trong quá trình xin việc, hiểu được những khó khăn mà những người cùng cảnh ngộ như mình phải vượt qua, chị Lan Anh đã quyết tâm xây dựng một mái nhà chung giúp người khuyết tật khắc phục những khó khăn ấy. Năm 2011, Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng - ACDC, một tổ chức hỗ trợ với tiêu chí "Chia sẻ niềm tin và nâng cao vị thế" cho cộng đồng người khuyết tật Việt Nam ra đời, nay có tên gọi là Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng.

Thông qua Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng, chị Lan Anh đã thay đổi nhận thức và tư duy của nhiều người về người khuyết tật. Điều họ cần nhất là được tôn trọng và được hòa nhập, dù cơ thể không hoàn hảo, nhưng họ có thể làm được mọi thứ dù phải cố gắng gấp 10 hoặc 20 lần người bình thường. Bên cạnh đó, ở mái nhà chung của chị, người khuyết tật có cơ hội được tư vấn pháp luật miễn phí, được đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp…, từ đó có thêm kinh nghiệm, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Chia sẻ về ước mơ trong tương lai, chị Lan Anh hy vọng những người khuyết tật có thể tìm được giá trị của riêng mình, có cơ hội khẳng định bản thân và tìm được những cơ hội đúng với khả năng trong cuộc sống.

Chị Lan Anh là nhân vật của chương trình truyền hình chủ đề "Để xương rồng nở hoa", lên sóng VTV1 vào 10h ngày 24/2/2024.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Đọc thêm