Vừa qua, bác sỹ tại Khoa sức khỏe sinh sản, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã chữa trị cho chị Lê Thu Hiền bị lây bệnh giang mai khi đi du lịch, dùng chung khăn tắm với bạn nữ cùng phòng.
Chị Hiền năm nay 32 tuổi, đã có chồng và 2 con. Trước đó, chị đi du lịch 5 ngày theo tour và được công ty du lịch xắp xếp ở chung với hai phụ nữ cùng độ tuổi. Do đi nhiều ngày nên chị không mang khăn tắm đi mà dùng khăn của nhà nghỉ.
Chị Hiền cùng hai bạn cùng phòng đã sử dụng chung khăn tắm. Sau chuyến du lịch về được khoảng 4 tuần chị thấy xuất hiện vết trợt loét và đỏ ở vùng mu. Đi khám và làm xét nghiệm, bác sỹ chẩn đoán chị bị giang mai. Đến nay tuy đã điều trị khỏi nhưng chị Hiền lại bị chồng nghi ngờ có quan hệ tình dục ngoài luồng nên mắc bệnh.
“Chồng tôi đi khám cũng bị mắc giang mai. Gia đình tôi đang lục đục vì chồng tôi nghi ngờ khi đi du lịch có quan hệ với người khác nên nhiễm bệnh và về lây sang chồng, mặc dù tôi khẳng định không hề quan hệ tình dục với ai”- chị Hiền không ngăn nổi tiếng thở dài khi chia sẻ.
Bác sỹ Lê Huy Tuấn - Khoa sức khỏe sinh sản, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, bệnh giang mai là bệnh là do xoắn khuẩn giang mai gây ra, đây là một loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6-10 vòng xoắn, đường kính ngang không quá 0,5µ, dài 6-15µ. Xoắn khuẩn có thể có 3 loại di động: di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc; di động qua lại như một quả lắc đồng hồ; di động lượn sóng.
Xoắn khuẩn giang mai là một loại vi khuẩn yếu, ra ngoài cơ thể không sống quá được vài tiếng đồng hồ, chết nhanh chóng ở nơi khô. Tuy nhiên ở môi trường ẩm ướt xoắn khuẩn sống dai dẳng hơn và có thể tồn tại và kéo dài đến 2 ngày. Ở trong nước đá và độ lạnh -20ºC xoắn khuẩn vẫn di động được rất lâu. Xà phòng có thể giết được xoắn khuẩn sau vài phút.
Bệnh giang mai có thể diễn biến nhiều năm, có khi cả đời, có lúc rầm rộ, có những thời kỳ ngấm ngầm không có triệu chứng gì làm cho người bệnh lầm tưởng là đã khỏi và có thể lây truyền cho thế hệ sau.
Về cách lây lan của căn bệnh này, bác sỹ Tuấn cho biết, đây là một bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở và có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với các thương tổn giang mai có loét.
Xoắn khuẩn vào cơ thể qua chỗ da và niêm mạc bị xây xát như âm đạo, hậu môn, miệng, vùng da bị tổn thương từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch và một vài giờ sau nó đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể, lúc này tổn thương khu trú tại chỗ.
Nếu điều trị kịp thời bệnh có thể khỏi hoàn toàn không để lại di chứng, ít nguy hiểm cho bản thân người bệnh. Nếu không điều trị một thời gian sau sẽ xuất hiện vớt trợt loét, vết trợt nông hình tròn hay bầu dục bằng phẳng với mặt da, màu đỏ tươi, không có mủ, không có vảy thường đơn độc, không ngứa, không đau, nền rắn như mảnh bìa.
Vài ngày sau khi có trợt, các hạch vùng lân cận thường viêm to thành một chùm gồm nhiều hạch trong đó có một hạch to được gọi là hạch chúa. Nếu không được điều trị bệnh sẽ diến biến nặng hơn, trên cơ thể có thể xuất hiện thương tổn rất đa dạng thường nông hơn trên mặt da như dát (hồng ban) sẩn, sẩn vẩy, sẩn mủ, mụn mủ.
Viêm hạch nhỏ lan toả với các tính chất như giang mai, rắn không đau và di động gây sốt nhức đầu về đêm, khàn tiếng, đau xương khớp, tiến triển về sau có thể thành giang mai củ, “gôm” giang mai và có thể xâm nhập vào các cơ quan nội tạng như tim, thận, não, thần kinh…
“Như vậy có thể xác định chị Hiền bị lây nhiễm giang mai qua dùng chung khăn tắm với người nhiễm bệnh, từ đó xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da bị tổn thương dẫn đến gây bệnh. Điều trị bệnh giang mai bằng kháng sinh đơn giản nếu phát hiện sớm và sẽ khỏi hoàn toàn không để lại di chứng”, bác sỹ Tuấn khẳng định.
Bác sĩ Tuấn cũng đưa ra khuyến cáo:
|