Hành trình bố đơn thân 2 năm xin sữa mẹ nuôi con

28/07/2015 - 16:13
Ngày nắng cũng như ngày mưa, Trình Quốc Tuấn chạy hết từ quận này sang quận khác, thậm chí chạy đến 20km để xin sữa mẹ cho con bú. Cuối cùng, sữa nhiều đến nỗi tủ lạnh trong nhà không đủ sức chứa và bé Ủn cũng dần lớn lên.

Đọc những dòng nhật ký ghi chi chít kinh nghiệm nuôi dạy con của ông bố đơn thân Trình Quốc Tuấn, SN 1984 (TP.HCM) trong hành trình đi xin sữa mẹ nuôi con, khiến nhiều người không khỏi xúc động và khâm phục.

Như ai đó đã nói: Mỗi người đều có cuộc chiến riêng của mình, cuộc chiến của tôi lúc đó là duy trì nguồn sữa mẹ cho con bởi hễ cứ đưa bình sữa công thức vào là bé khóc và đẩy ra. Vì thế, tôi đã lên Hội nuôi con bằng sữa mẹ Việt Nam trên Facebook xin sữa cho con.

Mỗi người đều có cuộc chiến riêng của mình, cuộc chiến của tôi lúc đó là duy trì nguồn sữa mẹ cho con bởi hễ cứ đưa bình sữa công thức vào là bé khóc và đẩy ra. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trong đêm hôm mưa gió, tôi đã chạy xe lên tận quận 2, cách nhà khoảng 20 km để lấy sữa cho con bú. Ủn bú hết rất nhanh số sữa xin được nên tôi phải tiếp tục nhờ bạn bè vận động thêm ở các diễn đàn. Rồi người này truyền tai người kia. Ngày nắng cũng như ngày mưa, tôi chạy hết từ quận này sang quận khác để cậy nhờ nguồn sữa của những bà mẹ hảo tâm. Cuối cùng, sữa nhiều đến nỗi tủ lạnh trong nhà không đủ sức chứa. Bé Ủn cũng dần lớn lên từng ngày, khoẻ mạnh.

Lúc đầu, không biết cách hâm sữa, dỗ dành con khóc… tôi lên các diễn đàn nhờ hướng dẫn. Lần đầu còn lóng ngóng, nhưng sau quen dần và làm tốt hơn. Không biết cách vệ sinh, tắm rửa cho Ủn, tôi nhờ người bạn đến nhà làm mẫu rồi ghi nhớ, thậm chí còn chép vào sổ sách.

Khi bé Ủn bị sốt, tôi thường không cho dùng thuốc ngay lập tức, bởi đó là phản xạ tự nhiên, mà cứ 15 phút là dùng khăn ướt lau nách, bẹn, cổ và chú ý kiểm tra nhiệt độ thường xuyên.

Nếu như sốt siêu vi thường từ 3 - 7 ngày sẽ tự hết, chỉ có khi sốt lên đến 39 độ C cho con đến bác sĩ để khám.

Dù bận rộn đến mấy, tôi cũng thường xuyên cho con gái tiếp xúc với thiên nhiên. Tôi dành thời gian mọi lúc cho con khi có thể. Tôi chơi đùa với con, trò chuyện, đọc sách, vẽ, hát cùng con.

Rồi tôi mới nhận ra rằng, nhiều bậc phụ huynh ngày nay còn bị bủa vây bởi những quan niệm, kiến thức dân gian, thiếu cơ sở khoa học; bị rối bởi hàng đống thông tin chăm sóc trẻ từ internet. Vì vậy, tôi vừa mới cho ra đời dự án BaByMe - một ứng dụng di động miễn phí về quản lý hiệu quả hành trình 1.000 ngày đầu tiên của bé. Đó là kho thông tin hữu ích dành các phụ huynh tham khảo về kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con.

Tôi không biết gọi tên những tháng ngày qua là hạnh phúc hay bất hạnh, nhưng ít ra cuộc đời đã không lấy đi của tôi tất cả, tôi vẫn còn Ủn để nhớ thương: “Cảm ơn con đã níu ba lại để không gục ngã giữa cuộc đời”.

Hơn 18 tháng tự tay chăm con, Trình Tuấn chưa cho con dùng đến một viên thuốc nào. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nhớ lại những quãng ngày đã qua, Tuấn kể: Yêu nhau được 3 năm, tôi và Nguyễn Thị Phượng (SN 1985, quê Thanh Hóa) kết hôn. Năm 2012 khởi đầu bằng niềm vui nhưng kết thúc bằng nỗi đau vô tận. Đó là khi Nguyễn Kim Yến Nhi (bé Ủn) sinh được 10 ngày thì Phượng bị xuất huyết tử cung. Hôm đó, tôi đi công tác ở tỉnh Bình Dương. Điện thoại ở chế độ im lặng nên tôi không biết là có hơn 20 cuộc gọi nhỡ báo tin là vợ đang phải cấp cứu.

Khi biết tin, tôi vội vã trở về thành phố nhưng bác sĩ cho biết cơ hội thành công rất thấp. Rồi hy vọng như cứ cạn dần như những hạt cát trong đồng hồ đang vơi đi theo thời gian. Đó cũng là ngày cuối cùng mà bé Ủn được bú dòng sữa ngọt ngào của mẹ.

Sự ra đi của người vợ khiến tôi gục ngã. Nhưng khi lên chùa viếng thăm hương hồn vợ, tôi nhận ra rằng, mình phải tự đứng dậy, để sống và đương đầu với gian nan, vất vả. Tôi nguyện sẽ làm tất cả mọi việc vì một mục đích duy nhất là thay vợ chăm sóc con, mang lại cho con gái bé nhỏ tình yêu thương của người cha và cả mẹ.

Bà nội đòi đưa bé Ủn về quê nuôi dạy nhưng tôi nhất quyết không chấp nhận. Dù bé sẽ được chăm sóc tốt hơn nhưng sẽ sống thiếu tình thương của ba. Bé đã mất mẹ rồi nên không thể sống xa ba.

Hơn nữa, cảm giác lo sợ cứ mãi đeo bám tôi. Buổi sáng hôm đó, tôi chỉ rời khỏi thành phố thôi, vậy mà khi quay trở lại tôi đã mất vợ. Thậm chí, chúng tôi còn không kịp nói với nhau lời cuối. Vậy còn điều gì sẽ xảy ra nếu tôi để bé Ủn đi ra khỏi tầm mắt của mình.

Dù bận rộn đến mấy, Trình Tuấn cũng thường xuyên cho con gái tiếp xúc với thiên nhiên. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trình Tuấn dành thời gian mọi lúc cho con khi có thể. Anh chơi đùa với con, trò chuyện, đọc sách, vẽ, hát cùng con. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trình Tuấn luôn nghĩ: “Cảm ơn con đã níu ba lại để không gục ngã giữa cuộc đời”. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm