pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tại sao có người tiếp xúc với người bệnh nhưng không bị lây nhiễm virus Covid-19?
Bản chất virus corona không tự lây truyền qua không khí mà được bao bọc bên trong môi trường bởi các dịch thể của người bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện bắn ra. Vì thế, những người có tiếp xúc gần như đi lại, làm việc chung hay tiếp xúc trong vòng bán kính 2m đều phải cách ly, theo dõi để không lây lan dịch bệnh ra ngoài môi trường.
Ngoài ra, một số trường hợp nghi ngờ tiếp xúc hoặc trực tiếp tiếp xúc lại cho kết quả âm tính với virus corona. Tìm hiểu con đường lây truyền của chủng Covid-19 này:
1. Con đường lây truyền của Covid-19
Bác sĩ Nhi khoa Trương Hoàng Hưng, người giảng dạy lâm sàng lâm sàng tại Texas Tech University, Texas tại Mỹ cho biết virus COVID-19 lây nhiễm chủ yếu qua các con đường sau:
1.1. Con đường tiếp xúc trực tiếp
- Những tiếp xúc trực tiếp qua các giọt chất tiết cực kỳ nhỏ từ đường hô hấp của người bệnh. Khi người bệnh ho hay hắt hơi khiến hàng nghìn các giọt nhỏ li ti này phát tán ra ngoài và bay lơ lửng trong môi trường xung quanh khiến cho những người xung quanh có thể bị hít phải khi trong bán kính từ 1-2m.
- Các giọt bắn này có thể bám vào quần áo, đồ vật xung quanh nên trở thành con đường thứ 2 lây nhiễm bệnh. Do đó, khi hắt hơi, ho cần phải che đúng cách bằng khuỷu tay hay khăn giấy và rửa tay sạch.
1.2. Tiếp xúc gián tiếp
Gián tiếp khi tiếp xúc với các chất tiết của người bệnh qua đồ vật hay môi trường xung quanh. Khi người bệnh lấy tay che miệng khi hắt hơi, bàn tay có thể vô tình chạm, nắm các cánh cửa nên vô tình để lại virus trên nắm cánh cửa đi qua.
- Những người vô tình cầm vào tay nắm cửa đó nên dễ đem virus trên tay mình cho vào miệng, chùi vào mắt, dọn dẹp nhà, đồ chơi cho con hay khi chăm sóc con cái mà vô tình reo mầm bệnh ra xung quanh nếu không rửa tay kỹ trước khi chạm lên mặt, chăm sóc con cái.
Cách hữu hiệu để phòng tránh virus cần phải rửa tay bằng xà phòng đúng cách là phương pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiệu quả và đơn giản nhất.
Ngoài ra, trong môi trường virus có thể phát tán trực tiếp khi người bệnh ngồi kế bên người không mắc bệnh sẽ bị dính dịch tiết nhiều hơn. Trong khi đó, môi trường tiếp xúc gián tiếp lại gây ra những tác động nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp với đồ vật mà không hề hay biết. Ảnh hưởng nghiêm trọng nếu virus có thể sinh sống trong môi trường lâu dài thì vô tình lây nhiễm bệnh cao hơn.
2. Điều khiến Covid-19 sống trong môi trường
Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng cho biết, các nghiên cứu về khả năng tồn tại của virus gây ra bệnh Covid-19 ở nhiệt độ lạnh và khô, độ ẩm thấp thì là điều kiện để virus sống lâu hơn bên ngoài môi trường.
Ví dụ được đưa ra, virus có thể sống trong môi trường đến 1 tháng nếu ở 4 độ C. Nếu ở nhiệt độ từ 22 độ đến 25 độ C, độ ẩm khoảng 40 đến 50% thì virus có thể sống sót trong 5 ngày sau đó mới giảm từ từ.
Khi nhiệt độ cao từ 28 đến 33 độ C, lúc này độ ẩm không gây ảnh hưởng đến virus đáng kể cũng có thể khiến virus sống từ 4 đến 5 ngày bên ngoài môi trường. Chỉ khi nhiệt độ cao đến 38 độ C và độ ẩm ở mức rất cao từ 80 đến 90% thì virus sẽ chịu ảnh hưởng lớn và giảm mạnh trong vòng 24 giờ. Khi nhiệt độ đỉnh điểm đạt 56 độ C thì virus sống sót ngoài môi trường trong vòng 15 phút.
Bạn đã hiểu đúng về virus corona hay chưa? Cùng trả lời bộ câu hỏi dưới đây!
Đây là lý do khiến các vùng có nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp như châu Âu hay Singapore, Hong Kong ở Trung Quốc dễ xuất hiện dịch hơn các nước như Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Dựa vào điều kiện sống sót của virus trên có thể cho thấy, nhiệt độ Hà Nội nếu 12 độ và độ ẩm khoảng hơn 70 - 80% thì virus có thể sống từ 4 đến 5 ngày bên ngoài môi trường. Tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiệt độ khoảng 24 độ C và độ ẩm 91% thì virus Covid-19 có thể sống khoảng 1 ngày đối với SARS. Trong khi ấy, Covid-19 có khả năng sống sót không thua kém so với SARS.
3. Người tiếp xúc với người bệnh không bị lây nhiễm
Khi người tiếp xúc gần với người mang virus corona nhưng cho kết quả âm tính được bác sĩ Hưng cho rằng virus có thể lây truyền qua tiếp xúc dịch tiết nhưng không thể lơ lửng trong không khí, virus phải được bao bọc trong môi trường mà nó phát tán thì mới có thể lây nhiễm bệnh.
Môi trường khiến virus tồn tại và phát tán là khi dịch tiết từ cơ thể người bệnh phát ra ngoài không khí khi nói chuyện, hắt hơi hay ho hoặc các trường hợp tiếp xúc với dịch tiết bám trên bề mặt, tay chân, quần áo,... lúc này người khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh cần thực hiện đeo khẩu trang để che chắn đường hô hấp tránh các nguy cơ lây nhiễm virus Covid-19. Khi nghi ngờ hay có dấu hiệu bất thường cần tự giác thực hiện cách ly 14 ngày và phát hiện dấu hiệu cơ thể kịp thời trong thời gian ủ bệnh để báo cáo tình hình nhận được hỗ trợ y tế sớm nhất.