Giáo sư nổi tiếng nói: Trẻ có EQ thấp cha mẹ nên uốn nắn con càng sớm càng tốt

Thiên An
12/03/2023 - 15:26
Giáo sư nổi tiếng nói: Trẻ có EQ thấp cha mẹ nên uốn nắn con càng sớm càng tốt
Khi trẻ có EQ thấp, điều này liên quan mật thiết đến sự giáo dục của cha mẹ.

Một số bậc cha mẹ khi con còn nhỏ chỉ chú ý đến việc học tập của con mà không quan tâm đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Họ không hề biết rằng nếu chỉ số EQ của trẻ tương đối thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả đời sau này của trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những người làm đến vị trí lãnh đạo không bắt buộc phải có IQ cao nhưng đều có điểm chung là EQ rất cao. Bởi chỉ khi EQ đủ cao, họ mới có thể điều hành, quản lý một nhóm nhân viên IQ cao làm việc chăm chỉ cho mình.

Giáo sư nổi tiếng nói: Xã hội không thể dung thứ những đứa trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên uốn nắn con càng sớm càng tốt - Ảnh 1.

Để đạt được thành công, EQ là chỉ số còn quan trọng hơn IQ

Tiểu Minh nhà kế bên trông rất dễ thương, thế nhưng cậu nhóc lại có thói quen nói chuyện khiến người đối diện khó chịu. Ví dụ, khi nhìn thấy một ông cụ đang tản bộ, Tiểu Minh sẽ chỉ thẳng vào mặt ông cụ và nói: "Ô ông già". Hay khi nhìn thấy một bà lão đang chống gậy đi trong công viên, Tiểu Minh sẽ chạy đến gọi bà là "bà già què", thậm chí nhắc đi nhắc lại để chứng minh bà đã già yếu thế nào.

Những đứa trẻ không biết lễ phép thì không ai thích, Tiểu Minh cũng vậy. Không những bọn trẻ con trong ngõ không thích chơi với Tiểu Minh và người lớn nghe thấy tên Tiểu Minh cũng chỉ biết lắc đầu. Cha mẹ Tiểu Minh thấy con mình như vậy thì cảm thấy vô cùng lo lắng, không biết vì sao lại thế.

Trên thực tế, những biểu hiện này của Tiểu Minh chỉ phản ánh chỉ số EQ tương đối thấp của đứa trẻ. Khi trẻ có EQ thấp, điều này liên quan mật thiết đến sự giáo dục của cha mẹ.

Giáo sư Lý Mai Cẩn - chuyên gia rất nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực Tâm lý tội phạm học và Tâm lý trẻ em từng nói, tất cả những hành vi không phù hợp của trẻ khi còn nhỏ đều do cha mẹ gây ra. Xã hội không thể dung thứ cho những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp, vì vậy việc "tu dưỡng EQ" cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Giáo sư nổi tiếng nói: Xã hội không thể dung thứ những đứa trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên uốn nắn con càng sớm càng tốt - Ảnh 2.

Giáo sư Lý Mai Cẩn

Cha mẹ nên kịp thời nắm bắt các biểu hiện cho thấy trẻ đang có chỉ số EQ thấp, từ đó hướng dẫn, dạy dỗ con cái, giúp con cải thiện EQ, có như vậy mới có thể thay đổi hoàn cảnh của con.

Biểu hiện của những đứa trẻ EQ thấp

1. Không quan tâm đến cảm xúc của người khác

Khi trẻ còn nhỏ, chúng tò mò về mọi thứ, đặc biệt là đồ chơi và thường muốn mua tất cả đồ chơi trong siêu thị. Không khó để bắt gặp cảnh tượng thế này trong siêu thị: một đứa trẻ khóc lóc vùng vằng bên cạnh cha mẹ, đòi mua món đồ chơi mới, mặc dù phụ huynh hứa sẽ mua một món khác nhưng đứa trẻ đó vẫn không giận dỗi.

Đây chính là biểu hiện của trẻ có chỉ số EQ thấp. Bởi lẽ trẻ chỉ số EQ cao sẽ biết để ý đến cảm nhận của người khác.

2. Không thể bày tỏ cảm xúc

Có những đứa trẻ trong lòng có hàng ngàn điều muốn nói nhưng khi thực sự nói ra lại chỉ có một hai từ. Thông thường sau khi con đi học về, nhiều bà mẹ sẽ hỏi: "Hôm nay con có nhớ mẹ không?". Một đứa trẻ EQ cao có thể trả lời mẹ như thế này: "Hôm nay con nhớ mẹ rất nhiều, và con đã làm rất nhiều việc, mẹ nhìn xem...".

Trẻ EQ thấp sẽ do dự và giữ "suy nghĩ" trong đầu trong một thời gian dài. Thực ra trẻ có rất nhiều điều muốn nói nhưng do chỉ số cảm xúc thấp nên trẻ không biết sắp xếp suy nghĩ của mình thành lời, kết quả trẻ không thể bày tỏ ý tưởng, cảm xúc của mình cho người khác hiểu.

3. Không lịch sự, thiếu giáo dưỡng

Giống như câu chuyện của Tiểu Minh, người lớn tuổi không tránh khỏi một số bệnh về tuổi tác. Phận làm con cháu thấy vậy thì phải nhẹ nhàng và quan tâm, chăm sóc người lớn tuổi, thay vì chê bai, trêu chọc sự già yếu của họ. DDây là một hành vi rất tệ. Những đứa trẻ cư xử như vậy thường có chỉ số EQ thấp.

Khi có EQ thấp, trẻ sẽ khó được người khác chào đón và sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc giao tiếp với bạn bè, thầy cô ở trường.

Cha mẹ nên làm gì?

1. Tạo môi trường tốt cho con cái

Nếu cha mẹ có EQ thấp thì con cái khó có thể trở thành người có EQ cao được. Lúc bình thường, cha mẹ có thể tạo môi trường tốt cho con cái, nếu cha mẹ có thể hòa thuận với hàng xóm và đồng nghiệp, trẻ sẽ thấy và học theo. Dần dà, trẻ sẽ hình thành được thói quen tốt và tự nhiên sẽ trở thành người có EQ cao.

Giáo sư nổi tiếng nói: Xã hội không thể dung thứ những đứa trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên uốn nắn con càng sớm càng tốt - Ảnh 3.

Để cải thiện chỉ số EQ của con, cha mẹ cũng cần xem xét lại mình

2. Dạy con học lòng bao dung

Một người càng biết bao dung thì càng dễ hòa hợp với người khác. Trong khi đó, nếu một người nhỏ nhen thì rất dễ nảy sinh mâu thuẫn với người khác, khó có thể có được cảm tình của người khác.

Người có EQ cao biết cách nhẫn nhịn và chịu đựng, để có thể hòa hợp với người khác một cách có chủ đích. Nhiều người có trí tuệ cảm xúc cao không chỉ có thể tối đa hóa lợi ích của bản thân mà còn không làm tổn hại đến lợi ích của người khác, đây là tính cách không thể tách rời của họ. Vì vậy, trong lúc bình thường, cha mẹ hãy dạy con cái biết khoan dung, đừng để trẻ học thói ích kỷ, nhỏ nhen dù trong những việc nhỏ nhặt nhất.

3. Để trẻ chịu đựng những thất bại và dám đối mặt với chúng

Ai cũng sẽ gặp rất nhiều trở ngại trên đường đời, khi gặp phải những trở ngại này, phần lớn chúng ta chỉ có thể đương đầu với khó khăn. Cha mẹ cũng nên dạy con chấp nhận những thất bại và để con đối mặt với những trở ngại này, có như vậy mới giúp con trở thành người có EQ cao.

EQ cao không chỉ có nghĩa là nói giỏi mà còn cần phải có đầu óc vững vàng, nếu đầu óc không đủ vững vàng thì không thể trở thành người có EQ cao được.

Ai cũng thích những đứa trẻ có EQ cao, nếu cha mẹ kịp thời làm được những điểm trên thì sau này con có thể phát triển tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đảm nhận trách nhiệm làm thầy, làm gương cho con trong những lúc bình thường, để trẻ học hỏi thêm về trí tuệ cảm xúc một cách tinh tế.

Nguồn: Sohu
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm