Giật mình khi con "dạy" bố mẹ về tiền

PV
26/05/2022 - 12:30
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng “Tiền nong là chuyện của người lớn, trẻ con không cần biết sớm”, để rồi môt ngày giật mình khi chính con cái “dạy” mình về tiền.

Bất ngờ khi con đòi ứng tiền

Chị Thu (quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng các con đang trong giai đoạn "ăn chưa no, lo chưa tới" thì không nên bị áp lực về tiền bạc. Do vậy, gia đình chị gần như không nhắc đến chuyện tiền nong trước mặt con. Tuy nhiên, chị rất bất ngờ khi con gái 8 tuổi đề xuất mẹ ứng trước tiền mừng tuổi để thực hiện "kế hoạch nhỏ".  

Tâm sự với con, chị mới biết con được học các khái niệm cơ bản về tiền như kiếm tiền, tiết kiệm, tiêu tiền, quyên góp theo giáo trình Cha-Ching trên lớp. Các con được khuyến khích tìm hiểu về các nghề nghiệp khác nhau; đồng thời, được khuyến khích thực hiện các dự án nhỏ để học cách kiếm tiền. Cô con gái nhỏ thủ thỉ "Con muốn dùng tiền lì xì mua vải, màu sơn để vẽ tranh cùng các bạn. Sau đó bọn con sẽ nhờ người lớn đăng bán và lấy tiền đi quyên góp." Nghe xong kế hoạch của con gái, chị vui vẻ quyết định làm "nhà đầu tư".

Giật mình khi con "dạy" bố mẹ về tiền  - Ảnh 1.

 Từ đó, chị bắt đầu tìm hiểu về giáo trình Cha-Ching để cùng dạy con về tiền. Hàng ngày, trong bữa cơm, hai vợ chồng chị chủ động nói chuyện về tình hình tài chính của gia đình cho con nghe. Có những danh mục nào quan trọng cần chi tiêu trong tháng, và với thu nhập hiện tại thì sẽ mua được những gì. Chị để con gái lên kế hoạch đi siêu thị cùng mình và nhận ra con gái dần biết cân nhắc trước khi mua, biết để ý đến những chương trình khuyến mại, giảm giá.

"Mình chẳng biết phải dạy con về tiền như thế nào vì ngày trước có ai dạy mình đâu. Muốn dạy con về tiền cũng cần có kiến thức. Mình thấy con trưởng thanh hẳn khi hiểu thêm giá trị đồng tiền.", chị Thu chia sẻ.  

Chủ động dạy con về tiền sớm

Không dạy con về tiền hay nghiêm trọng hơn là dạy sai phương pháp đều sẽ dẫn tới những sai lầm về tài chính, nợ nần khi trưởng thành. Theo Thạc sĩ Nguyễn Huy Khánh và Thạc sĩ Hà Minh Tâm, Học viện Cảnh sát Nhân dân,  90% sinh viên không có thói quen tiết kiệm mà thường sẽ dùng tiền để tận hưởng cuộc sống, từ đó, dễ rơi vào bẫy mua sắm thiếu kiểm soát và sẽ không có đủ tiền trang trải khi có những khoản chi đột xuất. 

Trong nhiều năm trở lại đây, chủ đề nuôi dạy con cái tự lập từ khi còn nhỏ đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam. Nhiều gia đình cho con học cách làm chủ một khoản tiền nhỏ để con được học cách dung tiền. Tuy nhiên, chỉ tiếp xúc với tiền sẽ chưa đủ nếu bố mẹ, thầy cô không trở thanh những người bạn đồng hành cùng con. Một giáo trình bài bản, môi trường học và thực hành hợp lý là những yếu tố giúp trẻ có kiến thức đầy đủ về tài chính.

Giật mình khi con "dạy" bố mẹ về tiền  - Ảnh 2.

 Giáo trình Cha-Ching là một trong những nguồn tài liệu bài bản, uy tín, được nhiều trường tiểu học giảng dạy. Với cách thức mới mẻ, Cha-Ching giáo dục trẻ từ 7 - 12 tuổi và cả người lớn về tầm quan trọng của công việc quản lý tài chính, xoay quanh 4 kỹ năng: kiếm tiền, tiết kiệm, tiêu tiền, quyên góp. Giáo trình nằm trong chương trình giáo dục tài chính do Quỹ Prudence cùng kênh truyền hình Cartoon Network thực hiện tại hơn 10 nước châu Á.

Tại Việt Nam, Công ty TNHH BHNT Prudential cùng Junior Achievement Việt Nam đã triển khai dự án Cha-Ching hơn 3 năm qua. Dự án đồng hành cùng các bậc cha mẹ nhằm vun đắp cho những mầm non tương lai bằng những hoạt động đầy ý nghĩa và thiết thực. Ngày 28/05 tới đây, Ngày hội Cha-Ching 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của gần 200 em học sinh, phụ huynh, và giáo viên từ 84 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội và Hưng Yên. Sự kiện lần này sẽ diễn ra vòng chung kết của cuộc thi "Bé giỏi – Tiền hay" dành cho các học sinh đã được dạy Cha-Ching trong trường học. Đồng thời, ngày hội cũng có nhiều hoạt động thú vị khác giúp các bậc cha mẹ có cơ hội được tiếp thu những phương pháp mới trong việc dạy con về tiền.

Nguồn: Prudential Việt Nam
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm