pnvnonline@phunuvietnam.vn
Giữ 4 thói quen sau khi ăn uống, mẹ bầu dễ béo phì - thai nhi kém thông minh
Trong thời gian mang bầu, mọi hoạt động của mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi. Trong đó có việc ăn uống. Mẹ không thể "ăn thả phanh" những món mình thích, đặc biệt là tùy ý nhịn ăn. Ngược lại, thai phụ cần có chế độ ăn khoa học, lành mạnh.
Dưới đây là 3 sai lầm trong ăn uống của mẹ bầu có thể khiến cơ thể mẹ bị béo phì và thai nhi sinh ra kém thông minh, dễ mắc bệnh.
1. Thức ăn có nhiều gia vị
Thức ăn được nêm quá nhiều gia vị như đường, muối, bột ngọt... sẽ chứa nhiều nitrat, benzopyren, natri glutamat... Những chất này khi vào cơ thể mẹ bầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các nguyên tố vi lượng khác như canxi, magie... khiến thai nhi không có đủ dưỡng chất để phát triển trí tuệ lẫn thể chất.
Chưa kể những món quá chua, quá cay còn làm cho độ pH trong máu xuống thấp, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể mẹ và bé.
2. Mẹ bầu thích ăn đồ nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán rất có hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, thậm chí có nguy cơ gây ung thư cho thai nhi.
Nguyên nhân là do mỡ, nhất là các loại mỡ động vật bị tác động bởi nhiệt độ cao có thể gây ra phản ứng hóa học biến đổi chất có thể trở thành tác nhân gây ung thư, nhất là ăn quá nhiều hoặc ăn đồ bị chiên đi chiên lại nhiều lần.
3. Mẹ bầu hay uống rượu, bia, đồ uống có chứa chất kích thích
Mẹ bầu không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, bia, rượu…. Những đồ uống này đều gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Một lượng cồn lớn tích tụ trong cơ thể thai nhi sẽ ngăn cản thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, nếu phụ nữ uống rượu, bia khi mang thai thì thai nhi có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển, nhất là trong 3 tháng đầu.
Ngoài ra, một hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu, bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders - FASD). Đây là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.
Ngoài ra, dù không uống nhiều, nhưng phụ nữ mang thai uống thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ.
4. Mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt
Những loại đồ ăn vặt, bánh kẹo, socola... là thức ăn hấp dẫn mẹ bầu. Việc ham thích và ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến lượng calorie tăng nhiều nhưng lại không cung cấp đủ dinh dưỡng mà mẹ bầu cần khi mang thai. Vả lại, tiêu thụ quá nhiều đường sẽ dẫn đến những vấn đề sau:
- Triệu chứng thai kỳ nghiêm trọng hơn: Những triệu chứng như nôn ói, ợ nóng hay tính tình thất thường sẽ càng nghiêm trọng hơn khi bạn bị dư đường trong cơ thể.
- Gây mệt mỏi: Thức ăn nhiều đường sẽ chỉ cung cấp năng lượng rỗng cho cơ thể. Chúng có nhiều sucrose có thể khiến bạn bị hạ đường đột ngột, khiến bạn mệt mỏi và ngủ gật.
- Thiếu dinh dưỡng: Bà bầu thèm ngọt là hiện tượng bình thường trong thai kỳ nhưng nếu thèm ngọt nhiều hơn những thức ăn khác, bạn sẽ ăn mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu nhiều dưỡng chất nhưng lại tăng cân và béo phì vì dư năng lượng.
- Gây tăng cân: Dư đường sẽ gây tăng cân, đồng thời khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cũng tăng dần trọng lượng, cuối cùng là béo phì và gây nhiều biến chứng trong quá trình sinh nở.
- Em bé thèm ngọt nhiều hơn: Khi bà bầu ăn nhiều đồ ngọt trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị của em bé sau này. Con bạn có thể thèm ngọt khi lớn lên, gây béo phì ở trẻ và nguy cơ cho nhiều tình trạng sức khỏe khác.
- Gan nhiễm mỡ cấp thai kỳ: Chế độ ăn nhiều đường fructose của mẹ bầu có thể gây nên hội chứng gan nhiễm mỡ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất ở thai nhi và dẫn đến béo phì hay đái tháo đường tuyp 2 sau này ở trẻ.
- Tăng nguy cơ tiền sản giật: Ăn nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật.