pnvnonline@phunuvietnam.vn
Giữ phổi khoẻ mạnh trong dịch Covid-19 bằng cách bỏ ngay những thói quen phá hoại phổi nào?
- 1. Giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 bằng cách bỏ hút thuốc lá
- 2. Khói thuốc thụ động
- 3. Nói không với thuốc lá điện tử (vape)
- 4. Kiểm soát mọi tình trạng phổi
- 5. Không quên tầm soát ung thư phổi
- 6. Tiêm vaccine phòng viêm phổi
- 7. Kiểm tra chất lượng không khí
- 8. Hóa chất và chất độc hại cần tránh xa
- 9. Tập thể dục thường xuyên giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19
Thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho biết mỗi năm tại Mỹ có rất nhiều người chết vì ung thư phổi và đây là ung thư gây tử vong cao hơn bất kỳ loại ung thư nào khác.
Chưa kể, các trường hợp tử vong do ung thư phổi gây ra đều có thể phòng ngừa được vì một số nguyên nhân như hút thuốc lá. Vậy tìm hiểu cách giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19, bạn cần loại bỏ những thói quen phá hoại phổi nào?
1. Giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 bằng cách bỏ hút thuốc lá
Vốn dĩ mọi người đều biết thuốc lá được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Vì vậy, muốn giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19, bạn cần chủ động bỏ thuốc lá nếu đang hút thuốc lá.
Thuốc lá có liên quan phần lớn đến các ca tử vong do ung thư phổi lên tới 80 thậm chí 90%. Không chỉ vậy, thuốc lá còn là tác nhân gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe khác như: ung thư, bệnh tim hoặc làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh phổi hay tiểu đường, phổi tắc nghẽn mãn tính,... Đặc biệt, thuốc lá còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, một số bệnh về mắt hoặc các vấn đề về hệ thống miễn dịch gồm viêm khớp dạng thấp.
Dù bạn không phải người nghiện thuốc lá cũng cần cân nhắc để loại bỏ thói quen có hại cho sức khỏe này. BS. Matthew Mintz cho biết: "Mặc dù chắc chắn có mối quan hệ về liều lượng giữa hút thuốc và bệnh phổi, nhưng không có lượng thuốc lá nào là tốt cho sức khỏe cả".
2. Khói thuốc thụ động
Không chỉ người hút thuốc lá mới gặp các vấn đề về sức khỏe hay gây ảnh hưởng tới phổi. Những đối tượng phải hít phải khói thuốc thụ động cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là phổi.
Bản chất hút thuốc lá chắc chắn là xấu và sự nguy hiểm của khói thuốc lá cũng rất lớn. CDC của Mỹ đã thống kê có tới 7.300 người chết vì ung thư phổi mỗi năm do hít phải hói thuốc.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh, nếu có người hút thuốc lá gần bạn hãy yêu cầu họ bỏ hút thuốc lá hoặc không hút thuốc lá quanh bạn.
3. Nói không với thuốc lá điện tử (vape)
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ thuốc lá mới gây hại cho phổi. Thực tế, muốn giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 thì cần loại bỏ cả thuốc lá điện tử.
Bản chất, hút thuốc lá điện tử có thể có ít rủi ro hơn so với việc hút thuốc lá thông thường. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lá điện tử với bất kỳ dạng nicotine nào nói chung đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và điều này có thể gây hại cho phổi.
Xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng: Cảnh báo tác hại của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới4. Kiểm soát mọi tình trạng phổi
Mọi trường hợp đều cần được kiểm soát tình trạng phổi. Nếu mắc bệnh hô hấp như hn suyễn hạowc khí phế thũng (COPD), gồm cả cảm lạnh thì bác sĩ đưa ra lời khuyên bạn nên đi khám bệnh và đảm bảo rằng bệnh đã được kiểm soát một cách tốt nhất.
Quan trọng hơn cả đối với việc bảo vệ sức khỏe phổi là sử dụng thuốc thích hợp nếu bạn đang gặp các vấn đề về phổi hoặc mắc bệnh phổi mạn tính như cảm lạnh hoặc hen suyễn để ngăn cho chúng tiến triển.
Ngoài ra, cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng của các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.
Điều quan trọng nữa là đảm bảo bạn đang sử dụng đúng liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà bác sĩ kê đơn cho bạn. Nếu như xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở hay thở khò khè và tức ngực, mệt mỏi thì cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không coi thường và chủ quan trước các triệu chứng bệnh.
5. Không quên tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi không chỉ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ mà còn là nguyên nhân gây tử vong cao tại Việt Nam.
Vì vậy, ung thư phổi cũng cần được tầm soát. Giống như chụp quang tuyến vú đối với ung thư vú và thực hiện nội soi đối với ung thư ruột kết. TS. Mintz cũng cho biết, thực hiện phương pháp chụp CT đem lại hiệu quả tầm soát ung thư phổi. Đây là biện pháp dành cho những bệnh nhân có nguy cơ ung thư phổi có thể phát hiện sớm và có khả năng cứu sống người bệnh.
Thực tế, không phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm CT này nhưng đối với một đối tượng nên sử dụng biện pháp tầm soát này như: người cao tuổi từ 55 đến 80 tuổi, có tiền sử hút thuốc hiện vẫn đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc.
Có thể đọc thêm bài viết: Tầm soát ung thư phổi và những điều bạn cần biết.
6. Tiêm vaccine phòng viêm phổi
Cũng giống như các bệnh khác, mọi người thường lựa chọn tiêm phòng. Đặc biệt tiêm phòng cúm ngay cả khi không bị cúm vì tiêm phòng cúm đem lại hiệu quả bảo vệ bạn.
Do đó, những người lớn hơn 65 tuổi nên tiêm phòng viêm phổi. Tiêm vaccine phòng viêm phổi được thực hiện với 2 mũi tiêm viêm phổi cách nhau 1 năm là cách giúp bạn bảo vệ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19.
Ngoài ra, ngay khi có vaccine phòng Covid-19, bạn không nên quên tiêm phòng ngay lập tức.
7. Kiểm tra chất lượng không khí
Chất lượng không khí sinh ra từ đá, bụi bẩn cũng có thể bị mắc kẹt trong các ngôi nhà hay tòa nhà trở thành một yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi.
Quan trọng hơn cả, chất lượng không khí này không thể nhìn thấy, không thể nếm hay ngửi được. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cho biết tình trạng phơi nhiễm radon gây ra khoảng 20.000 trường hợp bị ung thư phổi mỗi năm. Vì thế, radom được biết đến là nguyên nhân thứ 2 gây bệnh ung thư phổi ở con người.
8. Hóa chất và chất độc hại cần tránh xa
Giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 cần tránh xa các chất độc hại và hóa chất. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết việc tiếp xúc với amiăng, thạch tín, khí thải diesel, và một số dạng silica và cro cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở con người. Thậm chí, đối với một số trường hợp thì tình trạng này còn gây ung thư phổi cao hơn cả việc hút thuốc lá.
9. Tập thể dục thường xuyên giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19
Một trong những biện pháp giữ phổi khỏe mạnh trong dịch Covid-19 chính là tập thể dục thường xuyên, tăng cường tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp cũng như phổi của bạn.
Tập thể dục cần biết, thực hiện hoạt động thể chất giúp tim, phổi làm việc nhiều hơn và còn giúp cung cấp lượng oxy bổ sung mà cơ của bạn cần.
Điều này cũng giống như việc tập thể dục thường xuyên đem lại hiệu quả giúp cơ bắp của bạn khỏe hơn và nó cũng giúp cho phổi, tim khỏe hơn. Điều đó đồng nghĩa khi thể chất được cải thiện thì cơ thể của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn với việc đưa oxy vào máu và vận chuyển nó đến các cơ hoạt động. Đây là một trong những lý do khiến bạn ít gặp phải tình trạng hụt hơi khi luyện tập theo thời gian.
Thời gian tập thể dục phù hợp ít nhất 75 phút mỗi tuần nếu tập thể dục với cường độ mạnh và ít nhất 150 phút mỗi tuần khi tập thể dục với cường độ thấp.