Giúp bà bầu hết ợ nóng

17/04/2017 - 18:57
Khoảng 50% phụ nữ bị chứng ợ nóng vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ, thường là vào 3 tháng cuối. Ợ nóng khiến thai phụ khá khó chịu nhưng vẫn có cách khắc phục.
Lí do khiến thai phụ dễ ợ nóng là bởi cấu trúc van nối giữa thực quản và dạ dày bị suy yếu nên các chất và acid trong dạ dày bị trào ngược trở lại vào thực quản, gây cảm giác ợ nóng (do acid gây kích thích).

Hơn nữa trong thai kỳ, nội tiết tố progesterone được tiết ra với lượng lớn để hỗ trợ thai nghén. Chính progesterone đã làm cho van ngăn giữa dạ dày và thực quản bị giãn ra, gây nên ợ nóng. Ngoài ra, tử cung ở giai đoạn cuối thai kỳ to ra, chèn ép lên dạ dày và các cơ quan khác trong ổ bụng. Lực ép đó đã khiến acid và các chất khác trong dạ dày trào ngược vào thực quản.
nong3.jpg
Thay đổi hormone đột ngột trong thai kỳ gây ợ nóng. Ảnh minh họa: Internet
Các triệu chứng của tình trạng này gồm: Buồn nôn, ợ và đầy hơi, thường xảy ra sau bữa ăn. Chứng ợ nóng có thể phòng ngừa được. Theo đó, một số thức ăn và đồ uống làm khởi phát chứng này như: Trái cây có vị chua (cam, chanh, quýt, nho, dứa); cà chua, cà phê, soda, chocolate; thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn có vị cay. Vì thế, thai phụ nên sử dụng hợp lý những thức ăn và đồ uống trên.

Bên cạnh đó, thay vì ăn 3 bữa chính, bà bầu nên chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Đứng thẳng 20-30 phút sau khi ăn. Ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng. Kê đầu cao bằng gối khi đi ngủ. Không được hút thuốc, uống rượu. Khi bị ợ nóng thì uống ngay 1 ly sữa, chọn sữa ít béo hay không béo, không nên uống sữa toàn phần giàu chất béo.
bu.jpg
Bà bầu không nên ăn quá no. Ảnh minh họa: Internet
Nếu các phương pháp phòng bệnh trên không mang lại kết quả thì chị em nên đi khám bác sĩ. Tùy tình trạng mà thầy thuốc có thể cho sử dụng các thuốc sau:
nng2.jpg
Kê đầu cao bằng gối khi đi ngủ. Ảnh minh họa: Internet
- Các thuốc trung hoà toan như calcium carbonate. Thuốc này an toàn trong thai kỳ. Nó có tác dụng trung hòa acid dịch vị, làm bớt kích thích nếu như có trào ngược vào thực quản.

- Thuốc kháng tiết (đối kháng thụ thể H2). Thuốc này cũng an toàn cho thai phụ, gồm: Cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine. Thuốc làm giảm acid dịch vị. Được bán không cần toa và theo toa thuốc của bác sĩ.

- Thuốc kháng tiết (ức chế bơm proton), làm giảm tiết acid dịch vị. Có tác dụng tốt đối với chứng ợ nóng. Một số thuốc thuộc nhóm này gồm: Lansoprazole, pantoprazole. Tuy nhiên, có một loại thuốc thuộc nhóm này không được khuyên dùng là omeprazole, vì ít có nghiên cứu về độ an toàn trong thai kỳ.

Các thai phụ lưu ý, việc sử dụng các thuốc trên, dù là an toàn nhưng cần tuyệt đối tuân theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm