Gợi ký ức Trung thu xưa với bộ tranh ‘Trở về’

28/07/2018 - 06:52
Các em nhỏ bày cỗ trông trăng, rước đèn ông sao, đèn lồng và chơi các trò chơi dân gian… là những hình ảnh mà công chúng gặp lại trong bộ tranh ‘Trở về’ của họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên.
Họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên (nguyên trưởng khoa Gốm, trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp) vừa cho ra mắt bộ tranh gợi nhớ ký ức trung thu ở nhiều vùng miền với tên gọi 
Họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên (nguyên trưởng khoa Gốm, trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp) vừa cho ra mắt bộ tranh gợi nhớ ký ức trung thu ở nhiều vùng miền với tên gọi "Trở về".
Chia sẻ về tên gọi Trở về, họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên cho biết, ông đã được đón Tết Trung thu ở nhiều vùng miền khác nhau và bộ tranh là ký ức về trung thu xưa trong ông, là hình ảnh các em nhỏ từ khắp vùng miền tổ quốc Việt Nam bày cỗ trông trăng, rước đèn ông sao, treo đèn lồng chơi các trò chơi dân gian…
Chia sẻ về tên gọi Trở về, họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên cho biết, ông đã được đón Tết Trung thu ở nhiều vùng miền khác nhau và bộ tranh là ký ức về trung thu xưa trong ông, là hình ảnh các em nhỏ từ khắp vùng miền tổ quốc Việt Nam bày cỗ trông trăng, rước đèn ông sao, treo đèn lồng chơi các trò chơi dân gian…
“Tôi hy vọng những hình ảnh thân thương này giúp người xem nhớ lại các giá trị gia đình truyền thống, sự yêu thương sẻ chia, gắn kết giữa các thế hệ mỗi dịp trăng tròn tháng 8”, họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên nói.
“Tôi hy vọng những hình ảnh thân thương này giúp người xem nhớ lại các giá trị gia đình truyền thống, sự yêu thương sẻ chia, gắn kết giữa các thế hệ mỗi dịp trăng tròn tháng 8”, họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên nói.
Những hình ảnh bộ tranh
Những hình ảnh bộ tranh "Trở về" gợi ý ức ngọt ngào về Trung thu xưa
Họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên cũng bày tỏ: “Ngày nay, nhịp sống hiện đại hối hả với các phương tiện truyền thông tân tiến dường như ký ức trung thu xưa đã nhạt nhòa trong tâm thức người Việt trẻ. Nhưng truyền thống tri ân gắn kết quan tâm tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, thầy cô, bạn bè… vẫn giữ nguyên dấu ấn trong xã hội Việt hiện đại”.
Họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên cũng bày tỏ: “Ngày nay, nhịp sống hiện đại hối hả với các phương tiện truyền thông tân tiến dường như ký ức trung thu xưa đã nhạt nhòa trong tâm thức người Việt trẻ. Nhưng truyền thống tri ân gắn kết quan tâm tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, thầy cô, bạn bè… vẫn giữ nguyên dấu ấn trong xã hội Việt hiện đại”.
Cùng với trưng bày tại khách sạn Metropole, bộ tranh Trở về của họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên còn được một thương hiệu trà lựa chọn để trở thành bao bì bộ sản phẩm quà tặng trung thu sắp tới.
Cùng với trưng bày tại khách sạn Metropole, bộ tranh Trở về của họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên còn được một thương hiệu trà lựa chọn để trở thành bao bì bộ sản phẩm quà tặng trung thu sắp tới.
Họa sĩ chia sẻ, là người làm mỹ thuật ứng dụng, ông từng nhiều lần đưa tác phẩm của bản thân và đồng nghiệp đi vào cuộc sống.
Họa sĩ chia sẻ, là người làm mỹ thuật ứng dụng, ông từng nhiều lần đưa tác phẩm của bản thân và đồng nghiệp đi vào cuộc sống.
Lần này, ông cũng xúc động khi những ký ức, câu chuyện văn hóa được chuyển tải một cách tinh tế. Tác phẩm hội họa không chỉ được ứng dụng trong bao bì sản phẩm, mà còn được biến hóa trở thành món đồ chơi xinh xắn để cha mẹ và con cái có thể tương tác.
Lần này, ông cũng xúc động khi những ký ức, câu chuyện văn hóa được chuyển tải một cách tinh tế. Tác phẩm hội họa không chỉ được ứng dụng trong bao bì sản phẩm, mà còn được biến hóa trở thành món đồ chơi xinh xắn để cha mẹ và con cái có thể tương tác.
Tham dự buổi ra mắt bộ sưu tập tranh trung thu Trở về, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao ý tưởng sử dụng mỹ thuật để chuyển tải câu chuyện văn hóa trong các sản phẩm thuần Việt.
Tham dự buổi ra mắt bộ sưu tập tranh trung thu Trở về, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao ý tưởng sử dụng mỹ thuật để chuyển tải câu chuyện văn hóa trong các sản phẩm thuần Việt.
Cô gái trẻ thích thú chiêm ngưỡng bộ tranh của họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên
Cô gái trẻ thích thú chiêm ngưỡng bộ tranh của họa sĩ Nguyễn Duy Nghiên
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm