Thứ tư, 16/4/2025
NắngHà Nội
22° - 27°C

Hà Nội: Phụ nữ, trẻ em chen chúc chờ lấy nước sạch sinh hoạt

15/10/2019 - 19:16
Khi chiếc xe chở nước sạch từ nơi khác vừa tới, rất nhiều phụ nữ, trẻ em mang theo xô chậu, nồi niêu xuống để lấy nước.

Từ ngày 10/10, khi phát hiện nước sinh hoạt có mùi khét, nồng, nhiều người dân ở Hà Nội rất lo lắng cho sức khỏe. Nhất là chiều nay (15/10), Sở Y tế Hà Nội cho biết, kết quả cho thấy các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép từ 1,3 đến 3,65 lần. Đây là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi.

Tại khu đô thị Linh Đàm, mỗi buổi chiều, khi chiếc xe chở nước sạch vừa dừng, rất nhiều phụ nữ, trẻ em mang theo xô chậu, nồi niêu xuống để lấy nước. Do lượng nước có hạn, nên người dân chỉ lấy nước để ăn uống. Chi phí để mua nước sạch được huy động từ nguồn xã hội hóa của các tòa nhà.

 

Người già, trẻ nhỏ chen chúc để lấy nước sinh hoạt

Chiều ngày 15/10, theo ghi nhận của PNVN, có rất nhiều người dân các tòa nhà HH Linh Đàm xuống lấy nước. Bà Nguyễn Thị Loan, tòa nhà HH1A, cho biết, khi nghe thông tin nước nhiễm bẩn, gia đình rất lo lắng. Khi xe chở nước vừa tới, do vợ chồng con trai và con dâu đi làm chưa về nên bà bế cháu xuống lấy nước. Nước sạch được bà đựng trong những chai loại 5 lít. Mỗi lần, bà chỉ lấy được 2 chai do nặng không xách được.

Còn bé Trần Văn Thái (12 tuổi, tòa nhà HH1B) kể, bố mẹ đi làm chưa về nên khi thấy xe chở nước tới, em lấy chiếc xô nhỏ xuống để lấy nước. “Đông người lấy quá nên cháu phải xếp hàng. Mỗi lần lấy được 1 xô, để về nấu nước ăn và uống”, bé Thái chia sẻ.  

Dưới đây là một số hình ảnh PNVN ghi lại:

Rất đông người chờ để lấy nước, trong đó có phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi

 

Chị em huy động rất nhiều xô, chậu để lấy nước

 

Chị em khệ nệ mang bình nước vừa được lấy từ xe chở nước

 

Em bé cũng theo mẹ xuống lấy nước

 

Kinh phí mua nước là nguồn xã hội hóa nên số lượng có hạn. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Đọc thêm