Hé lộ MC thứ 2 của Ngày hội Mottainai 2016

21/10/2016 - 18:41
Đó là Thái Dũng, chàng MC điển trai của Hà Thành. Anh nổi danh với hàng loạt các chương trình giải trí của VTV và các chương trình âm nhạc lớn.

Từng có tuổi thơ khốn khó và đồng cảm với các em nhỏ nên khi được mời dẫn chương trình cho Ngày hội Mottainai 2016, Thái Dũng đã nhanh chóng đồng ý. Thái Dũng tốt nghiệp Cao đẳng Truyền hình. Anh hiện là một trong những MC đắt sô của Hà Thành. Anh từng là gương mặt quen thuộc của các chương trình truyền hình như: Chúng ta là một gia đình, Vui sống mỗi ngày, Một ngày cùng phong cách… và nhiều liveshow lớn như liveshow Lệ Quyên, Đêm tình nhân…

14794007_1339164129429981_962377645_n.jpg
Thái Dũng từng dẫn nhiều liveshow âm nhạc lớn, gần nhất là liveshow 'Đêm tình nhân' cùng MC gạo cội Nguyễn Cao Kỳ Duyên

Ngày hội Mottainai 2016 "Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc" do Báo Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia phối hợp tổ chức. 

Đối tượng mà Mottainai 2016 hướng tới là những trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông. Chương trình Ngày hội diễn ra từ 8h30 đến 17h30 ngày 22 tháng 10 năm 2016 (thứ 7) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Chương trình sẽ diễn ra nhiều hoạt động: giao lưu với nghệ nhân làm đồ tái chế Nhật Bản, thưởng thức ẩm thực Hàn Quốc, bán đấu giá, hội chợ đồ gia dụng, thời trang đã qua sử dụng với giá rẻ, đồ nông phẩm sạch, bán đồ tặng của nghệ sĩ, giao lưu nghệ thuật, trải nghiệm dịch vụ làm tóc, nails, trang điểm... Vào cửa tự do.

- “Mottainai” xuất phát từ Nhật Bản, là một thán từ trong ngôn ngữ của người Nhật có từ xa xưa, có ý nghĩa là “Lãng phí quá!”. Câu cảm thán này thường được dùng khi những vật hữu dụng (thức ăn, thời gian, trí tuệ, năng lực...) bị bỏ đi một cách đáng tiếc trong lúc giá trị sử dụng vẫn còn.

- Theo Phật giáo truyền thống, Mottainai dùng để chỉ sự hối hận đối với việc lãng phí các nguồn lực của cuộc sống - bởi đó là món quà của thiên nhiên, trên hết là sự linh thiêng, cao cả.

- Quan niệm về Mottainai hiện đại được thể hiện trong “4Rs: giảm, tái sử dụng, tái chế và sửa chữa”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm