pnvnonline@phunuvietnam.vn
Hen phế quản là gì: Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị
1. Hen phế quản là gì?
Hen phế quản còn gọi là hen suyễn (Asthma) là bệnh lý viêm mạn tĩnh của phế quản thuộc hệ hô hấp trong đó có sự tham gia của nhiều thành phần tế bào và tế bào. Biểu hiện xảy ra khi bị hen phế quản là tắc nghẽn phế quản gây hẹp đường hô hấp có hồi phục do được kích thích bởi sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Đặc tính của hen là bệnh sử tạo ra các triệu chứng về hô hấp như ho, khó thở, khò khè và cảm giác nặng ngực sau đó biến đổi theo thời gian và độ nặng làm giới hạn dòng khí thở ra có thể thay đổi.
Hen phế quản được giới chuyên môn chia làm hai loại là hen cấp tính và hen mạn tính.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của hen phế quản
Dấu hiệu của từng cơn hen suyễn là ho, thở gấp, thở khò khè và thở ra kéo dài. Cảm giác bị nặng ngực, nhịp tim nhanh, thu hẹp phổi khiến người bị hen phế quản khó thở.
Khi hen phế quản ở tình trạng cấp tính được gọi là lên cơn hen. Dấu hiệu đơn giản của hen suyễn là thở dồn dập, khò khè là những triệu chứng thường thấy. Ngoài ra, trong cơn ho còn có thể tạo ra đờm, có dấu hiệu thắt ngực, khó thở.
Triệu chứng của hen phế quản có những thay đổi từ mức độ nhẹ, gián đọn đến cơn hen nặng thậm chí có thể thây tử vong cho người mắc hen suyễn.
Trong trường hợp hen phế quản xảy ra người bị bệnh hen phế quản có thể xanh xao do thiếu oxy, có cảm giác đau ngực và mất tri giác. Cơn hen suyễn sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm vì có thể làm ngừng hô hấp và có thể dẫn đến cái chết ở người mắc bệnh. Bệnh hen phế quản nguy hiểm như vậy nhưng các triệu chứng giữ từng cơn lên hen, giữa các cơn lên hen mà người mắc bệnh hen phế quản thường có rất ít biểu hiện của bệnh.
3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản
Theo tổ chức WHO, bệnh hen phế quản là tình trạng bệnh thường diễn ra ở trẻ em. Hen phế quản có tác động đến mọi người, mọi độ tuổi nhưng thường dễ phát hơn ở các bạn còn nhỏ. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh hen phế quản:
- Những người thường thở khò khè và đang gặp các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Người dễ bị dị ứng da, chàm,...
- Trẻ em có cha mẹ mắc bệnh hen phế quản, tính di truyền.
- Bé trai dễ mắc bệnh hen phế quản hơn bé gái.
- Hen phế quản ở người trưởng thành thì nữ giới dễ mắc hơn nam giới.
- Các hóa chất kích thích, bụi công nghiệp cũng là những người có nguy cơ cao mắc bệnh hen phế quản. Loại hen phế quản này còn có tên hen suyễn nghề nghiệp.
4. Phân loại hen phế quản và nguyên nhân
Phân loại | Biểu hiện | Nguyên nhân |
---|---|---|
Hen phế quản dị ứng | - Hắt hơi, hắt hơi liên tục - Xuất hiện hiện tượng sưng mũi - Thường bị chảy nước mắt - Cảm giác ngứa cổ họng | - Chất dị ứng nhỏ hít vào phổi như phấn hoa, bụi phấn hay lông vật nuôi. - Các loại khói, khói thuốc lá, khói lò sưởi, khói từ hương, pháo hoa hay nến. - Môi trường ô nhiễm, ô nhiễm không khí - Thời tiết chuyển mùa, không khí lạnh - Tập thể dục sáng sớm trời lạnh không giữ ấm cơ thể - Nước hoa, các sản phẩm có mùi thơm và chất làm tươi không khí - Mùi hóa học, khói mạnh |
Hen phế quản do tập thể dục | - Hen phế quản xảy ra trước hoặc sau khi tập khoảng 5 - 10 phút - Hen phế quản trầm trọng thêm ngay sau khi ngừng tập thể dục | - Tập thể dục khiến các dải cơ xung quanh đường hô hấp nhạy cảm với thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm - Phản ứng xảy ra làm hẹp, co thắt đường hô hấp |
Ho hen phế quản | - Hiện tượng ho khan - Ho không có đờm | - Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng - Sử dụng thuốc Beta-blockers - Dị ứng thuốc kháng viêm, giảm đau Aspirin |
Bệnh hen phế quản nghề nghiệp | - Chỉ xảy ra hiện tượng bệnh khi đến nơi làm việc - Chảy nước mũi - Nghẹt mũi - Mắt bị kích ứng gây khó chịu - Xuất hiện tình trạng ho | - Xảy ra khi tiếp xúc với các chất ở nơi làm việc - Những ngành dễ mắc phải bệnh hen phế quản nghề nghiệp: Thợ mộc, thợ làm tóc, thợ làm nails, họa sĩ,... |
Hen phế quản ban đêm | - Chỉ xảy ra hen phế quản vào ban đêm - Thở khò khè - Bị ho - Gây hiện tượng khó thở | - Hen phế quản xảy ra về đêm có tỷ lệ tử vong rất cao gây nguy hiểm cho người bị bệnh - Tăng tiếp xúc các chất dị ứng - Đường hô hấp bị lạnh - Tư thế ngủ gây khó thở cho người bệnh - Cơ thể tiết hormon theo mô hình sinh học - Hiện tượng ợ nóng |
5. Chẩn đoán và điều trị hen phế quản
Chuẩn đoán hen phế quản:
- Chuẩn đoán hen phế quản dựa vào bệnh sử và tiền sử gia đình có ai từng mắc bệnh hen phế quản và dị ứng hay không.
- Tình trạng sức khỏe có khả năng ảnh hưởng đến bệnh hen phế quản.
- Dựa trên hơi thở bác sĩ sẽ khám lâm sàng để tìm dấu hiệu của bệnh hen phế quản hay dị ứng.
Các xét nghiệm:
- Xét nghiệm dị ứng kiểm tra chất gây kích ứng nếu có.
- Xét nghiệm kích thích phế quản để đo lường mức độ nhạy cảm của đường hô hấp.
- Xét nghiệm kiểm tra tình trạng bệnh lý có thể nhầm lẫn khi có cùng triệu chứng với bệnh hen phế quản.
- Chụp X - quang ngực thẳng hay đo EGC (điện tâm đồ).
Điều trị hen phế quản:
- Thực hiện theo phác đồ điều trị bệnh hen phế quản
- Tránh để xảy ra tình trạng hen phế quản nặng hơn
- Sử dụng đúng thuốc, theo kê đơn của bác sĩ
- Theo dõi bệnh
- Ghi nhớ triệu chứng hen phế quản của bản thân
- Sử dụng máy đo lưu lượng đỉn
- Thăm khám định kỳ
Người bệnh hen phế quản phải lập tức tìm bác sĩ để được giải đáp nếu có bất cứ hiện tượng nào bất thường trong quá trình điều trị hay dùng thuốc.
6. Phòng ngừa hen phế quản
Hen phế quản là bệnh mạn tính không có thuốc chữa khỏi nên thực chất mục tiêu điều trị hen phế quản là kiểm soát bệnh.
- Ngăn ngừa các triệu chứng mạn tính, ho, khó thở, tránh tác nhân gây hen phế quản.
- Giảm nhu cầu các loại thuốc cắt cơn hen phế quản.
- Duy trì chức năng phổi tốt.
- Duy trì mức độ hoạt động bình thường và ngủ ngon vào đêm.
- Phòng ngừa cơn hen nặng phải cấp cứu hay nhập viện.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
- Tăng cường sức đề kháng, tập thể dục
- Bảo vệ cơ thể, giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh.
7. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh hen phế quản
- Bệnh hen phế quản có chữa được không?
Hen phế quản là bệnh mạn tính, không thể khỏi hoàn toàn 100% vì chưa có phương pháp điều trị triệt để, chỉ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế cơn hen phế quản diễn ra bằng cách tuân thủ điều trị, đánh giá định kỳ của bác sĩ về tình trạng bệnh.
- Bệnh hen phế quản có lây không?
Bệnh hen phế quản có lây không? Thực tế, hen phế quản không lây. Tuy nhiên, hen phế quản lại có tính chất di truyền, các yếu tố được cho rằng làm tăng khả năng mắc bệnh hen phế quản: Người thân bị mắc hen phế quản, người có tiền sử dị ứng, béo phì, tiếp xúc hóa chất, người hút thuốc lá trực tiếp và bị động.
- Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh hen phế quản là bệnh mạn tính tuy nhiên so với những bệnh mạn tính khác thì tỉ lệ tử vong của bệnh hen phế quản tương đối thấp. Tuy gây ít nguy hiểm cho người mắc bệnh nhưng những biến chứng của bệnh để lại hậu quả nặng nề như: tổn thương não bộ do hô hấp bị gián đoạn khiến não bộ thiếu oxy và bị tổn thương.