Hóa chất sử dụng trong thuốc xịt và chất tẩy rửa có liên quan đến tổn thương phổi. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Na Uy tìm thấy những người sử dụng sản phẩm gia dụng có nguy cơ cao bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), trong đó bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng.
Nghiên cứu được thực hiện trên 5.000 phụ nữ trong khoảng thời gian 20 năm, sử dụng dữ liệu từ European Community Respiratory Health Survey (ECRHS). Kết quả cho thấy, những người thường xuyên sử dụng các chất tẩy rửa bị giảm chức năng phổi 17% so với những người bình thường. Ngay cả những người chỉ đơn giản là chà bề mặt nhà cũng cho kết quả chức năng phổi bị suy giảm 14%.
Nguyên nhân được đưa ra là trong quá trình làm sạch bếp, nhà vệ sinh, sàn nhà…, sự tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất như ammonia, gây kích ứng đường hô hấp, và các chất khác như: Natri hypoclorit, một hợp chất hoá học thường được dùng trong thuốc tẩy; limonene, thường được chiết xuất như mùi cam, bưởi… có thể gây dị ứng đối với bệnh đường hô hấp.
Nghiên cứu được thực hiện trên 5.000 phụ nữ trong khoảng thời gian 20 năm, sử dụng dữ liệu từ European Community Respiratory Health Survey (ECRHS). Kết quả cho thấy, những người thường xuyên sử dụng các chất tẩy rửa bị giảm chức năng phổi 17% so với những người bình thường. Ngay cả những người chỉ đơn giản là chà bề mặt nhà cũng cho kết quả chức năng phổi bị suy giảm 14%.
Nguyên nhân được đưa ra là trong quá trình làm sạch bếp, nhà vệ sinh, sàn nhà…, sự tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất như ammonia, gây kích ứng đường hô hấp, và các chất khác như: Natri hypoclorit, một hợp chất hoá học thường được dùng trong thuốc tẩy; limonene, thường được chiết xuất như mùi cam, bưởi… có thể gây dị ứng đối với bệnh đường hô hấp.
Sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa trong thời gian dài làm tăng nguy cơ các bệnh về phổi |
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giết chết 25.000 người ở Anh mỗi năm. Oistein Svanes, tác giả chính của trường Đại học Bergen (Na Uy) cho biết, mọi người cần phải nhận thức rõ hơn về sự chính xác những gì họ đang sử dụng.
“Hóa chất làm sạch có thể làm tăng nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của người dân, mọi người nên nhận thức được những rủi ro và thực hiện các bước để giảm thiểu đối với chúng”, Giáo sư Jørgen Vestbo, Đại học Manchester (Anh) cho biết.