pnvnonline@phunuvietnam.vn
Hoa cúc vàng có tác dụng gì? Uống trà hoa cúc tốt không?
- 1. Đặc điểm của hoa cúc
- 2. Hoa cúc vàng có tác dụng gì?
- 2.1. Thúc đẩy thư giãn sâu
- 2.2. Làm đẹp da
- 2.3. Tốt cho mắt
- 2.4. Cung cấp vitamin B cho cơ thể
- 2.5. Cải thiện chức năng tim mạch
- 2.6. Ngăn ngừa loãng xương
- 2.7. Giảm các triệu chứng về đường hô hấp
- 3. Cách pha trà hoa cúc vàng
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10 – 20 bông hoa cúc vàng (khô hoặc tươi), 1 ấm trà và chút đá (nếu thích uống mát).
- 4. Ai nên tránh dùng trà hoa cúc vàng?
1. Đặc điểm của hoa cúc
Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, được đưa vào trồng ở nhiều nước trên toàn thế giới. Cây được trồng trên cạn với môi trường nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 16 - 24 độ C. Phát triển trong đất màu mỡ, ẩm, giàu chất hữu cơ và thoát nước tốt.
Hoa cúc vàng là cây bụi sống lâu năm, thân thảo mọc cao tới 1m thân mọc thẳng đôi khi có gai. Lá mọc đối nhau (lông mịn) có màu xanh oliu, cuống lá dài 1 - 2 cm, phiến lá hình trứng khuôn dài, kích thước 4 -10 cm x 3 - 5cm, chia thùy sâu. Hoa cúc là loại lưỡng tính mang nhiều màu khác nhau như: đỏ, vàng, tím, trắng... và có hình dạng nón rời.
2. Hoa cúc vàng có tác dụng gì?
Hoa cúc vàng được biết đến trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe khác nhau, được dùng như trà, thảo mộc sử dụng ở các nước Châu Á. Sau đây sẽ là một số tác dụng nổi bật của loài hoa này:
2.1. Thúc đẩy thư giãn sâu
Trà hoa cúc giúp hạ huyết áp, làm mát cơ thể, giảm viêm nhiễm... Do các chất chống oxy hóa mạnh và khoáng chất có trong hoa cúc vàng có thể giúp cơ thể tự điều chỉnh tốt hơn và loại bỏ các hormone căng thẳng không cần thiết trong máu.
2.2. Làm đẹp da
Theo nghiên cứu, trà hoa cúc giàu beta-carotene được phân hủy thành vitamin A để phục vụ các mục đích khác nhau trong cơ thể. Vitamin A hoạt động giống như một chất chống oxy hóa do đó giúp loại bỏ các tế bào bị tổn thương trong hệ thống cơ quan của cơ thể.
Ngoài ra, hoa cúc vàng từ lâu đã được sử dụng để giảm kích ứng da, mẩn đỏ và các tình trạng mãn tính chẳng hạn như bệnh chàm, bệnh vẩy nến. Đồng thời, hoa cúc vàng giúp làm giảm các dấu hiệu lão hóa, cũng như các nếp nhăn và vết thâm nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa trong hoa.
2.3. Tốt cho mắt
Hoa cúc vàng được coi là một trong những phương pháp tốt nhất để chữa các bệnh về mắt do giàu beta-carotene, vitamin A. Vitamin A có lợi cho sức khỏe của mắt có thể bảo vệ chống lại bệnh thần kinh võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và nhiều vấn đề khác liên quan đến mắt... Tuy nhiên trước khi sử dụng hoa cúc trên mắt bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ vì khi sử dụng sợ sẽ ảnh hưởng đến một vài bệnh tiềm ẩn phát triển.
2.4. Cung cấp vitamin B cho cơ thể
Hoa cúc vàng là một nguồn giàu vitamin B như niacin, folacin và choline. Choline rất có lợi cho sự phát triển và nhân lên của các tế bào giúp chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Niacin giúp hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn so với bình thường. Do đó việc sử dụng hoa cúc vàng thường xuyên sẽ cung cấp một lượng vitamin B dồi dào cho cơ thể.
2.5. Cải thiện chức năng tim mạch
Theo nghiên cứu, hoa cúc vàng có chứa chất kháng sinh giúp làm giảm huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa lâu dài cho các vấn đề về sức khỏe tim mạch khác nhau như: đột quỵ, đau tim, sơ vữa động mạch.
2.6. Ngăn ngừa loãng xương
Hoa cúc vàng rất giàu hàm lượng khoáng chất do đó nổi bật hơn so với các loại hoa khác. Chiết xuất của hoa cúc cũng được công nhận dùng để cải thiện tình trạng mất mật độ khoáng chất của xương cũng như đảm bảo ngăn ngừa sự tấn công của bệnh loãng xương.
2.7. Giảm các triệu chứng về đường hô hấp
Thay đổi thời tiết cũng là thời gian các bệnh về đường hô hấp xảy ra như: cảm lạnh, sốt, nhức đầu, sưng hạch... Hoa cúc vàng là sự lựa chọn hoàn hảo để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao.
3. Cách pha trà hoa cúc vàng
Uống trà hoa cúc vàng giúp cơ thể nhẹ và sảng khoái. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên uống một ly để giảm căng thẳng, tăng cường sức khoẻ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10 – 20 bông hoa cúc vàng (khô hoặc tươi), 1 ấm trà và chút đá (nếu thích uống mát).
Cách chế biến
- Làm sạch hoa cúc vàng để loại bỏ các vết bẩn.
- Cho hoa vào ấm trà hoặc nồi nấu nhỏ, cũng có thể thêm trà túi, lá trà rời hoặc các loại thảo mộc tươi, khô khác.
- Đổ ba cốc nước sôi lên hoa cúc và các nguyên liệu khác trong ấm trà.
- Ngâm trà trong 2-3 phút, đun lâu hơn nếu bạn thích một loại trà có vị đậm hơn.
- Rót trà ra cốc và tạo độ ngọt như mong muốn. Để nguội một chút trước khi uống để tránh bị bỏng miệng. Trà cũng có thể được ướp lạnh hoặc đổ qua đá và dùng lạnh.
4. Ai nên tránh dùng trà hoa cúc vàng?
Một số trường hợp không nên dùng trà hoa cúc để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn:
- Những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là với phấn hoa: Hoa cúc có thể bị nhiễm phấn hoa từ các loại cây khác nên có thể gây ra phản ứng dị ứng.
- Những người từng bị dị ứng với các sản phẩm từ hoa cúc: Nên tránh dùng hoa cúc, vì các phản ứng dị ứng có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trà hoa cúc, tương tự như mật ong và một số sản phẩm tự nhiên khác, có thể bị nhiễm các bào tử gây ngộ độc. Hầu hết người lớn khỏe mạnh có thể chống lại nhiễm trùng, nhưng trẻ sơ sinh có thể không. Nhiều bác sĩ khuyên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tránh dùng mật ong và cũng nên tránh các sản phẩm từ hoa cúc.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi: "Hoa cúc có tác dụng gì?". Đặc biệt, khi dùng hoa này pha trà rất tốt cho sức khoẻ, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe khi dùng trà hoa cúc, các bạn nên dừng ngay vì có thể bị dị ứng.
Tài liệu tham khảo
- How Chrysanthemum Tea Benefits Your Health
- What are the benefits of chamomile tea?
- TOP 8 HEALTH BENEFITS OF CHRYSANTHEMUM TEA