Trải qua hơn 50 năm qua, bà Phạm Thị Giang đã vững tay chèo, đưa nghề thuốc của gia đình ngày một lớn mạnh. |
Độc đáo bài thuốc “lấy độc trị độc”
Bài thuốc Phong tê thấp Bà Giằng xuất phát từ ông nội bà Giang (con gái thứ hai của cụ Lang Giằng) đó là cụ Phạm Viết Phác (quê ở Đại lý, xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông là một cụ đồ nho đi dạy học khắp nơi và rất say mê thu thập những bài thuốc dân gian. Ông có một người con trai - Phạm Viết Chân. Năm 21 tuổi bị bại liệt, không đi lại. Thương con, cụ Phác đã sưu tầm các bài thuốc kỳ diệu, chữa cho con trai khỏi bệnh và có thể đi lại được bình thường. Sau khi khỏi bệnh, cụ Phạm Viết Chân làm nghề thuốc và đi khắp nơi chữa bệnh cứu người.
Cụ Chân kết hôn với bà Lê Thi Huân, sinh 2 con gái: con cả - bà Phạm Thị Giằng, con thứ là bà Phạm Thị Giang. Năm 1947 Cụ Chân qua đời và từ đây Cụ Huân kế tục nghề thuốc do bố chồng và chồng để lại. Theo truyền thống ở nông thôn Việt Nam trước đây, mọi người gọi cha mẹ theo tên của con cả, vậy là bà Huân được gọi một cách thân mật là “Bà Lang Giằng”.
Trong 2 người con gái của Bà Lang Giằng, bà Giang, do có nhiều thời gian ở gần mẹ, từng chứng kiến mẹ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người nên bà Giang yêu nghề từ khi nào không hay. Trước đây bà Giang làm việc trong nghành Ngoại thương và đến năm 1972 do hoàn cảnh gia đình bà xin nghỉ mất sức và từ đấy bà tập trung vào nghề làm thuốc. Cũng trong thời gian này, bà “Bà Lang Giằng” đến ở với gia đình bà Giang hướng dẫn truyền nghề cho con. Năm 1981, sau khi Bà Lang Giằng mất, bà Giang tiếp tục nghề thuốc của gia đình và cho đến ngày hôm nay. Trải qua hơn 50 năm qua, bà Phạm Thị Giang đã vững tay chèo, đưa nghề thuốc của gia đình ngày một lớn mạnh.
Sơ chế nguyên liệu làm thuốc |
Điều làm nên thương hiệu của thuốc bà Giằng đó là các nguyên liệu để chế biến thuốc đều có nguồn gốc, xuất xứ ở Việt Nam, chủ yếu ở các khu vực núi cao như vùng Bá Thước, Ngọc Lặc (Thanh Hóa) hay khu vực Tây Nguyên (Đắc Lắc), một trong những dược liệu chính để làm nên bài thuốc nam gia truyền có tiếng này là hạt Mã Tiền cùng phương pháp mã tiền chế được gìn giữ và lưu truyền hơn 100 năm nay.
Hạt Mã tiền có 2 hoạt chất chính: Strychnin và Brucin, đây là một vị thuốc được dùng phổ biến trong đông y và tây y có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, do tính chất của vị thuốc này rất độc nên khi bào chế, thầy thuốc phải biết cách để là giảm hoạt chất độc Brucin đồng thời tăng hoạt chất Strychnin trong hạt mã tiền để đem lại hiệu quả cao. Nhờ áp dụng hiệu quả việc giảm hẳn độc tố trong mã tiền, thương hiệu thuốc gia truyền bà Giằng trải qua gần 100 năm thực tiễn lâm sàng từ nguyên liệu độc này đã cho hiệu quả chữa các bệnh như tê thấp, đau nhức xương, sưng khớp, viêm thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, teo cơ và thoái hóa xương khớp.
“Đến nay, mã tiền không còn là bài thuốc riêng của bà Giằng nữa, khá nhiều doanh nghiệp đã khai thác công dụng của loại hạt này song để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như làm giảm tối đa độc tố trong hạt mã tiền thì bà Giằng có một phương pháp gia truyền riêng mà không phải ai cũng biết cách bào chế để đạt được”. Bà Phạm Thị Giang tự hào nói.
Nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo đã khỏi nhờ thuốc Bà Giằng
Phong tê thấp bà Giằng là một trong số ít những bài thuốc gia truyền được giáo sư Đỗ Tất Lợi đưa vào tuyển tập “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đồng thời được giảng dạy cho sinh viên Y, Dược các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.
Bộ phận kiểm nghiệm thuốc |
Nhắc đến thuốc Phong tê thấp Bằ Giằng nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như cả nước cũng phải thừa nhận những tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả của loại thuốc gia truyền này.
Ông Cao Xuân Hiển ( 55 tuổi, ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa) người đã từng mắc chứng bệnh Phong tê thấp lâu năm cho biết: trước đây mỗi khi thời tiết thay đổi, căn bệnh quái ác này lại hành hạ khiến tôi đau nhức vô cùng. Qua bạn bè giới thiệu, tôi đã sử thuốc Phong tê thấp Bà Giằng, sau một thời gian tôi cảm thấy đỡ hơn hẳn. “Nhiều khi thuốc gia truyền cũng có những tác dụng rất tuyệt vời, tôi cảm thấy rất may mắn khi đã khỏi bệnh” – ông Hiển vui vẻ nói.
Theo bà Phạm Thị Sinh (71 tuổi, ở Phường Trường Thi, Thanh Hóa được biết, bà bị lệch miệng, đi bệnh viện khám bác sỹ yêu cầu mổ nhưng vẫn không khỏi. Bà Sinh đã đi chữa trị qua nhiều thầy thuốc ở khắp nơi nhưng sau khi uống thuốc của Bà Giằng liên tục sau 3 tháng đã đỡ đến 80%. “Uống thuốc của Bà Giằng phải kiên trì một thời gian, tôi đã từng đi chữa ở nhiều nơi không khỏi cũng may là gặp bà Giằng đã chữa cho tôi khỏi bệnh” – Bà Sinh chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên về nguyên liệu độc đáo của bài thuốc gia truyền này, ông Nguyễn Trọng Thủy – Dược sỹ Chuyên khoa cấp I, Giám đốc trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Trong quá trình xây dựng thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, 100% các sản phẩm của Phong tê thấp Bà Giằng đều được kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm về mặt chất lượng từ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, bán thành phẩm đến thành phẩm. Chính vì những lý do trên, nên các sản phẩm của doanh nghiệp khi đưa ra thị trường luôn được đảm bảo chất lượng tốt, có hiệu quả điều trị cao tạo sự uy tín cho doanh nghiệp”.
Kho sản phẩm trước khi xuất xưởng |
Sự cẩn trọng trong kiểm định chất lượng, cùng với sự tâm huyết dành cho nghề, doanh nghiệp thuốc gia truyền Bà Giằng đã được Bộ Khoa học – công nghệ trao giải Bạc cho “Giải thưởng chất lượng Quốc gia”.
Ông Hoàng Quốc Vinh – Dược sỹ Chuyên khoa I, cơ sở sản xuất Phong tê thấp bà Giằng bày tỏ: “Hiện tại, doanh nghiệp đang tiến hành xin đất ở các vùng núi cao để trồng cây mã tiền – một trong những nguyên liệu chính trong phương thuốc chữa bệnh của Phong tê thấp Bà Giằng, chúng tôi hy vọng, khoảng 10 – 20 năm sau, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc tìm nguồn nguyên liệu, đồng thời với nguồn nguyên liệu đa dạng của các loại thuốc Nam sẽ tinh chế ra các sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất cho người bệnh”.