Tháng 4/2010, HTX bánh mè xát Tân An (xã Quảng Thanh, Quảng Trạch, Quảng Bình) với hơn 20 xã viên được thành lập và hoạt động theo mô hình nguyên liệu mua về chia cho mỗi xã viên, sau đó thu lại sản phẩm, bán ra, trừ chi phí được lợi nhuận. Từ khi có HTX, việc sản xuất quy củ và ổn định hơn. Hiện nay Tân An sản xuất đến 10 loại bánh, bánh Tân An được xuất bán thường xuyên đi các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Huế, Hà Tĩnh. Người vùng Ba Đồn, Quảng Trạch mỗi lần về quê cũng mang theo bánh Tân An đi làm quà, thế nên bánh cũng có mặt ở rất nhiều nơi.
Sản xuất bánh tại HTX |
Số lượng thành viên thành lập ban đầu theo Luật HTX củ là có 20 xã viên nhưng sau khi HTX chuyển đổi mô hình HTX kiểu mới hiện nay có 15 xã viên tham gia HTX, các thành viên tự nguyện góp vốn 10.000.000 đồng/xã viên.
Từ khi thành lập Hợp tác xã bánh mè xát Tân An vượt qua những khó khăn bước đầu, nhờ sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp, chị em đã ổn định được sản xuất, dự trữ nguồn nguyên vật liệu và mua sắm được hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, phục vụ cho việc làm bánh chất lượng, năng suất cao. Thu nhập mỗi tháng trung bình đạt từ 5-6 triệu đồng/xã viên. Bánh mè xát Tân An đã xây dựng thành công nhãn hiệu sản phẩm, tạo đà cho những hướng phát triển mới trong tương lai. Tuy nhiên, vật cản lớn nhất hiện nay chính là việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm bánh mè xát Tân An. Tuy đã có nhãn hiệu, thương hiệu, nhưng thị trường mới chỉ bó hẹp quanh vùng sông Gianh hoặc lan xa hơn đến một số huyện, thành phố trong tỉnh, nhưng quy mô, số lượng còn manh mún, nhỏ lẻ. Chị em gặp nhiều lúng túng khi mở rộng thị trường do còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng. Hiện tại, Hợp tác xã chủ yếu quảng bá bằng cách gửi sản phẩm theo các đoàn thăm quan, học hỏi kinh nghiệm ở tỉnh bạn nhờ giới thiệu giúp, hoặc thông qua một vài mối tư thương quen biết. Các chị em xã viên cũng rất muốn mở rộng thị trường tiêu thụ ở khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng vẫn chưa biết cách thức và hướng đi như thế nào cho phù hợp.
Làng nghề được phát huy |
HTX được hỗ trợ máy móc, trang thiết bị phụ vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX. Hiện nay HTX được hỗ trợ 01 máy trang bánh, 01 máy sấy và một máy ép đóng gói sản phẩm. Từ khi được hỗ trợ máy móc HTX đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Hiện nay các xã viên cũng đã đầu tư máy móc để sản xuất nên số lượng đảm bảo hơn so với làm thủ công.
HTX thành lập đã giả quyết được công ăn việc làm cho hàng chục lao động nông thôn và thu hút một số lao động ở địa phương lân cận. Từ đó đã nâng mức sống của nhân dân và đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo của địa phương từ 11,4% năm 2012 xuống còn 4.2% năm 2016.