HTX quýt đường Long Trị

03/08/2016 - 15:23
Hơn 3 năm đi vào hoạt động. HTX quýt đường Long Trị - Long Mỹ - Hậu Giang, ngày càng đem lại nhiều hiệu quả đáng kể. Giờ đây trái cây quýt đường Long Trị đã vươn lên đi khắp các tỉnh ĐBSCL và các vùng lân cận: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội…

Trái cây này vừa được Sở Khoa học công nghệ (KHCN) cấp nhãn hiệu của chương trình VietGAP về trái cây sạch, sản xuất theo KHCN đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Tôi được nhiều người biết nhờ trái cây quýt đường Long Trị”. Đó là lời chia sẻ của từ ông Lê Văn Bình- Phó GĐ , xuất thân từ một nhà nông chất phát, cần cù, ham học hỏi.

Cách đây 4,5 năm phong trào trồng quýt đường phát triển rộ ở Long Trị - Long Mỹ. Cũng như nhiều hộ gia đình khác, ông Lê Văn Bình cũng đầu tư ra sức phát triển diện tích quýt đường từ 1hecta lên 2hecta rồi 3hecta. Trong những năm đầu, thị trường tiêu thụ quýt đường trong tỉnh khá thuận lợi, mỗi gia đình nông dân có thể thu nhập hàng chục tấn quýt mỗi năm, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

“Chỉ sau một thời gian ngắn, diện tích quýt đường ngày một tăng lên nhanh chóng cùng với đó nông dân chủ yếu chỉ bán cho thương lái nên liên tục bị ép giá, điệp khúc được mùa rớt giá lại đến với trái cây này”, đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Út – GĐ . Bên cạnh đó, do sản xuất nhỏ lẻ, bà con lại tự ý chọn giống trôi nổi chưa qua kiểm nghiệm nên chất lượng không đều, sản lượng không đủ để tiêu thụ đi các tỉnh, vùng lân cận khác. Nhận thấy không liên kết lại không thể tồn tại trên thị trường, ông Nguyễn Văn Út – GĐ đã tìm ra hướng đi mới để vượt qua khó khăn đó là liên kết thành một nhóm gia đình có chung chí hướng lại thành tổ hợp tác.

image001.jpg
 Trái quýt đường Long Trị đã thành thương hiệu trên thị trường

Bấy nhiêu vẫn chưa đủ, được sự hỗ trợ của LM HTX tỉnh Hậu Giang, Sở Công thương ông Út quyết định thành lập 6/2012 với 21 thành viên, với số vốn 200 triệu đồng. Tuy nhiên, khó khăn ban đầu là rất lớn, vì các khâu về quản lý còn khá lỏng lẻo chưa có khoa học do các thành viên của HTX đều là nông dân, chưa từng học qua lớp quản lý HTX, trình độ về KHKT trong khâu chăm sóc cây ăn quả còn hạn chế… 

Đã tìm ra hướng đi mới phù hợp, đúng  đắn với tình hình thực tế, lại có được sự tư vấn, xúc tiến thương mại của LM HTX Hậu Giang, Sở KHCN, Sở Công thương ngày một lớn mạnh rõ rệt. Hiện nay HTX có 28 Thành viên, với số vốn 2 tỷ đồng, diện tích canh tác từ 21 hecta lên 26,2 hecta. Trong đó, 25 hecta đang canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, HTX còn thành lập được Ban bơm, tát hỗ trợ các thành viên trong khâu bơm, tát để chủ động phóng chống lụt, bão và chóng ún.     

Hiện, quýt đường HTX được sản xuất theo mô hình sạch, nguồn giống tốt chất lượng thơm ngon đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Từ đây, quýt đường từ nhà thành viên được HTX thu mua bán thẳng cho khách hàng. Bớt được 3-4 khâu trung gian, giá bán được tăng lên so với khi còn sản xuất riêng lẻ. Các thành viên rất hài lòng và phấn khởi với HTX, khi mà giá thu mua của HTX luôn cao hơn giá cả thị trường, có lúc tới 1000-2000 đồng/kg.

Mỗi vùng, mỗi tỉnh lại có những trái cây đặc thù mang một hương vị đặc trưng cho tỉnh nhà đó: như quýt hồng ở Đồng Tháp, thanh long ở Bình Thuận,… và chính quýt đường ở Long Trị, Long Mỹ, Hậu Giang đã được các thương lái mua sỉ để đưa đi các tỉnh khác tiêu thụ. Tuy nhiên, mọi chuyện đã có sự thay đổi kể từ khi có sự ra đời của .

Nhờ có HTX mà thương hiệu quýt đường Long Trị đã có tiếng nói trên thị trường, được tiêu thụ trên khắp cả nước; nhờ có HTX mà thành viên có thể tiêu thụ với sản lượng lớn. Trong năm 2015, đã tiêu thụ được 500 tấn đi khắp các tỉnh ĐBSCL và các vùng lân cận, đạt danh thu 25 tỷ đồng.

Trong năm 2016, HTX hướng đến sẽ sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt, an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP và đã đăng ký thành công nhãn hiệu độc quyền của với dự kiến sản lượng cung cấp trên thị trường 1000 tấn.

Để chất lượng quýt đường được đảm bảo đồng đều, thương hiệu được nâng cao vì thế đầu ra càng thuận lợi hơn.

Được sự phối hợp, tư vấn và hỗ trợ của Sở KHCN, Sở Nông nghiệp với Trường  ĐHCT làm thí điểm mô hình trên cây cam, quýt, nhằm giúp bà con trao đổi để nâng cao KHKT chăm sóc trên cây cam quýt.

Hơn thế, để giúp các thành viên trong HTX cũng như bà con nắm vững kiến thức về kỹ thuật chăm sóc trên cây có múi, phòng chống bệnh vàng lá, thối rễ Sở KHCN và sở Nông nghiệp có phối hợp với Trường ĐHCT có tổ chức buổi Hội thảo, xoay quanh những vấn đề nêu trên nhằm giúp bà con rút kinh nghiệm nhất là trong khâu chọn giống có uy tín để phòng các nấm bệnh và bảo đảm chất lượng.

Không chỉ làm giàu cho các thành viên mà rất nhiều nông dân khác trong vùng cũng được hưởng lợi từ sự ăn nên làm ra của HTX.  Ngoài ra, HTX còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 100 lao động , nhất là phụ nữ nghèo, gia đình không có đất sản xuất.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm