Xã Tân Thành là một xã vùng sâu của thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang hiện nay trên địa bàn xã có 6 ấp chuyên sản xuất nông nghiệp nhưng thế mạnh của xã là vườn cây trái mà chủ yếu là cây cam sành và Bưởi năm roi. Nước ngọt thì quanh năm, có dòng sông xáng cái côn hàng năm được phù sa bồi đắp nên việc trồng cây ăn trái ở đây rất thuận lợi và phát triển, chính vậy diện tích cam sành đã được phát triển rất nhanh do chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa, mía và cây ăn trái khác sang trồng cam sành và bưởi năm roi, diện tích cây cam sành của xã chiếm đến 1.000 ha (trong đó diện tích cho trái trên 705 ha còn lại từ 1-2 năm tuổi).
Trụ sở HTX |
Năm 2009 Ban quản trị có kế hoạch huy động vốn và được xã viên thống nhất đóng góp với số vốn 45.000.000đ/15 cổ phần, mỗi cổ phần 3.000.000đ. Có nguồn vốn Ban chủ nhiệm quyết định mở ra cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp. Qua 01 năm hoạt động Hợp tác xã tiến hành tổ chức Đại hội công khai tài chính, trích lập các nguồn quỹ theo quy định còn lợi nhuận chia cho xã viên mỗi cổ phần là 467.000 đồng. Đồng thời còn giúp đỡ được 03 lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân 2.000.000 đồng/ tháng/ người.
Năm 2010 với lợi nhuận trên xã viên rất phấn khởi vì lúc này kinh tế đã có bước phát triển hơn, vì vậy hợp tác xã đã mua thêm 01 chiếc vỏ tàu trị giá 40.000.000đ để vận chuyển hàng hóa và buôn bán cây giống từ đó nguồn vốn góp được tăng lên 5.000.000đ/ một cổ phần. Đến cuối năm 2011 HTX tiến hành tổ chức Đại Hội và chi lãi cho xã viên mỗi cổ phần được 484.000đ.
Cửa hàng cung cấp phân bón |
Năm 2011 Hợp tác xã Nông Nghiệp Đông Bình đã liên kết với các sở, Ban, ngành, Trường, trạm, tổ chức 04 lớp tập huấn nâng cao trình độ cho xã viên và 01 lớp nghề về kỷ thuật canh tác cây có múi. Phối hợp với Tổ Khuyến nông xã tổ chức mỗi tháng 1 – 2 buổi thăm các mô hình cây cam sanh có hiệu quả.
Năm 2012 Hợp tác xã tiến hành Đại hội xã viên để báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính cho xã viên biết rõ. Bên cạnh đó Ban chủ nhiệm cũng triển khai phương án sản xuất kinh doanh mới cho Hợp tác xã là liên kết Công ty cung ứng phân hữu cơ cho xã viên và bà con xung quanh, phương án được thông qua và được thông nhất của tất cả các xã viên.
Hợp tác xã đã xác định được sản phẩm chủ lực của mình là vườn cây ăn trái mà chủ yếu là cây cam sành chiếm diện tích hết 1.000ha. Từ quy trình chọn cây giống, nguồn nước, thuốc Bảo vệ thực vật đều được xã viên Hợp tác xã áp dụng theo quy trình VietGap. Do vậy, cây cam sành ở đây không những cho năng suất cao mà còn đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đầu vào để sản xuất, Năm 2013- 2014 Hợp tác xã tiến hành thực hiện theo phương án mới là bán phân hữu cơ vi sinh nên Ban chủ nhiệm Hợp tác xã mạnh dạn phối hợp với công ty phân bón hữu cơ vi sinh Đại Hùng đã nhận về và phân phối được 281 tấn phân với giá 230.000 đ/bao, Hợp tác xã thu về 1.292.600.000đ được hưởng chiết khấu 10%/bao với lợi nhuận thu về cho hợp tác xã là 120.000.000đ, ngoài ra còn tạo việc làm được 6 lao động. Qua 01 năm sử dụng xã viên thấy hiệu quả rất tốt nên đã mở rộng thị trường ra xung quanh và xây dựng mô hình trình diễn trước khi đưa vào sản xuất để tăng niềm tin cho các hộ tham gia sản xuất.
Họp bàn phương hướng kinh doanh |
Từ đầu năm đến nay xã viên đã cung ứng ra thị trường 260 tấn cam sành và Bưởi năm roi với giá bình quân là 15.000 -30.000đ/kg. Hợp tác xã đã xây dựng được thị trường ổn định, có sức cạnh tranh cao. Ban chủ nhiệm phối hợp với Phòng kinh tế thị xã và Tổ Khuyến nông xã mạnh dạn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho thành viên với các sản phẩm như cam sành, bưởi năm roi, chanh không hạt,..… là đầu mối cung cấp sản phẩm có chất lượng cao cho các đại lý trong và ngoài tỉnh
Phát huy những thành tích kết quả đã đạt được, trong thời gian tới Hợp tác xã Nông nghiệp Đông Bình không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng Hợp tác xã ngày càng phát triển vững mạnh. Ngoài việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng điều hành, quản lý Hợp tác xã, thành viên Hợp tác xã được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, có kiến thức để áp dụng vào thực tiễn sản xuất, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tiếp tục đầu tư vốn, nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng ngày càng tốt hơn hoạt động của Hợp tác xã, tạo nền tảng thúc đẩy phong trào nông thôn mới ở địa phương.