Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? Mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm gì khi bị cao huyết áp?

Thu Hường
27/03/2021 - 07:30
Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? Mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm gì khi bị cao huyết áp?
Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi mẹ bầu chính là đối tượng dễ bị cao huyết áp hơn so với những đối tượng khác và những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé vô cùng nguy hiểm.

Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? Trong khi đó thời kỳ mang thai cũng chính là lúc mẹ bầu dễ mắc huyết áp cao hơn so với phụ nữ bình thường. Nó sẽ thực sự nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện, chữa trị đúng cách và kịp thời.

1. Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao?

Thực tế, huyết áp thường có hai mức chỉ số là: Huyết áp tối đa ( Huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (Huyết áp tâm trương). Dựa vào hai chỉ số này, bác sĩ chuyên khoa sẽ biết được huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? Có nghĩa là:

Huyết áp bà bầu ở mức bình thường là khi: Huyết áp tối đa (tâm thu) nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tối thiểu (tâm trương) nhỏ hơn 80 mmHg.

- Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? Chỉ số huyết áp của mẹ bầu được đánh giá là cao khi nằm ở mức từ 140/90 mmHg trở lên.

- Huyết áp thấp khi được bác sĩ chẩn đoán chỉ số huyết áp tối đa nằm ở mức dưới 100mmHg.

Dĩ nhiên, khi huyết áp vượt quá ngưỡng 140/90 mmHg khi mang thai cũng có nghĩa là mẹ bầu bị cao huyết áp. Điều này khiến cho cả mẹ và bé đều gặp nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Nên khi mang thai chị em cần thường xuyên theo dõi tình trạng huyết áp của bản thân để đảm bảo an toàn sức khỏe của cả mẹ và con.

2. Triệu chứng nhận biết bà bầu bị cao huyết áp

Giai đoạn mẹ bầu thường bị cao huyết áp từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Một số triệu chứng thường gặp mẹ bầu có thể nhận biết được, mình có bị cao huyết áp hay không?

Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao?Mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm gì khi bị cao huyết áp - Ảnh 2.

Một số triệu chứng nhận biết mẹ bầu bị cao huyết áp (Ảnh: Internet)

2.1. Bà bầu bị cao huyết áp gây hiện tượng phù da

Đây chính là dấu hiệu đầu tiên để mẹ bầu có thể biết được rằng mình có bị cao huyết áp hay không? Chỉ cần dùng tay ấn vào da nếu thấy da lõm lại, mềm hơn bình thường. Hiện tượng này thường xuất hiện toàn thân chứ không riêng một bộ phận, hay vùng da nào cả.

Tuy nhiên, phù da do tăng huyết áp khác hẳn với phù sinh lý (Phù sinh lý chỉ xuất hiện ở vị trí như mắt cá chân, mu bàn chân,…)

2.2. Tăng cân

Cao huyết áp thai kỳ cũng khiến cho chức năng thận thường suy giảm hơn bình thường. Dẫn đến lượng dịch cơ thể tăng cao, khiến cho việc tuần hoàn máu bị cản trở và chèn ép thai nhi.

2.3 .Tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những triệu chứng vô cùng nguy hiểm khi mang thai. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như: choáng váng, đau đầu, đau thượng vị,... gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Mẹ bầu cần biết: Dấu hiệu tiền sản giật và những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ bầu.

3. Sự nguy hiểm của bệnh cao huyết áp thai kỳ đối với mẹ và bé

Dưới đây là một số nguy hiểm mà mẹ và bé có thể gặp phải, khi mẹ bầu bị cao huyết áp mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao?Mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm gì khi bị cao huyết áp - Ảnh 3.

Mẹ bầu bị cao huyết áp vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời (Ảnh: Internet)

3.1. Mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ gặp nguy hiểm gì?

Mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ gây ra nhiều biến chứng liên quan đến tim mạch. Đồng thời, còn làm tăng nguy cơ suy tim, hạn chế khả năng cầm máu. Cùng với đó, chức năng thận cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây quá tải. Điều này có thể làm cho thể tích máu bị tăng, gây tình trạng chảy máu não.

Bên cạnh đó, chức năng gan, tiểu cầu,... cũng rối loạn làm tăng nguy cơ tử vong, hoặc để lại di chứng nặng cho mẹ bầu.

3.2. Thai nhi sẽ gặp nguy hiểm gì?

Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật nhẹ, khả năng phát triển của bé vì thế cũng bị ảnh hưởng phần nào. Như: gây chậm lớn, kém hấp thụ. Không dừng lại ở đó, tiền sản giật còn dẫn đến sinh non, trẻ sinh thiếu tháng yếu ớt, còi cọc. Thậm chí còn có thể gặp phải tình trạng thai lưu, thai ngạt thở, chết do thiếu máu.

Nắm được huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao. Đồng thời cũng hiểu được rằng sự ổn định của huyết áp quan trọng ra sao trong suốt thời kỳ mang thai. Vậy khi mẹ bầu bị cao huyết áp cần phải làm gì để ổn định huyết áp? Hãy cùng tham khảo ở mục tiếp theo để biết bạn.

4. Mẹ bầu cần làm gì để ổn định huyết áp thai kỳ

Để có thể duy trì được trạng thái huyết áp ổn định trong suốt thời gian mang thai. Mẹ bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ một cách nghiêm túc. Nên đi khám thai đúng kỳ, đo huyết áp ở nhà thường xuyên mỗi ngày, cũng như bổ sung dưỡng chất cần thiết một cách phù hợp.

Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao?Mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm gì khi bị cao huyết áp - Ảnh 4.

Mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống, vận động thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết để cải thiện sức khỏe. Đồng thời bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu cũng cần vận động thích hợp, hạn chế thức khuya hay lao động nặng nhọc


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm