Indonesia 2 ngày sau động đất: Người dân sợ về nhà

09/12/2016 - 10:48
Hơn 10 nghìn ngôi nhà bị phá hủy, hơn 100 người chết sau trận động đất ngày 7/12. Đây là thảm họa tồi tệ nhất xảy ra ở tỉnh Aceh, Indonesia, kể từ sau thảm họa sóng thần năm 2004.
Theo thông tin mới nhất, vụ động đất ở tỉnh Aceh của Indonesia đã khiến cho 102 người chết, hơn 750 người bị thương. Sutopo Nugroho, phát ngôn viên của cơ quan quản lý thảm họa quốc gia, cho biết, tất cả nạn nhân đều bị vùi trong các tòa nhà đổ vỡ. Hiện nay đội cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm người dân gặp nạn.
Theo thông tin mới nhất, vụ động đất ở tỉnh Aceh của Indonesia đã khiến cho 102 người chết, hơn 750 người bị thương. Sutopo Nugroho, phát ngôn viên của cơ quan quản lý thảm họa quốc gia, cho biết, tất cả nạn nhân đều bị vùi trong các tòa nhà đổ vỡ. Hiện nay đội cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm người dân gặp nạn.
Đội cứu hộ tập trung vào khu chợ Pasar Meureudu, nơi chịu thiệt hại nhiều hơn các khu vực khác.
Đội cứu hộ tập trung vào khu chợ Pasar Meureudu, nơi chịu thiệt hại nhiều hơn các khu vực khác.
Nhiều bệnh nhân được đưa đến bệnh viện vẫn chưa hết sợ hãi sau cơn dư chấn.
Nhiều bệnh nhân được đưa đến bệnh viện vẫn chưa hết sợ hãi sau cơn dư chấn.
Một số em nhỏ được cứu chữa bên ngoài bệnh viện vì bên trong đã chật kín người
Một số em nhỏ được cứu chữa bên ngoài bệnh viện vì bên trong đã chật kín người
Một số nạn nhân được cứu chữa ngay trong những căn lều tại bãi đỗ xe vì bệnh viện đã quá chật. Arifin Hadi, người đứng đầu ban quản lý thiên tai của PMI cho biết: “Nhiều bệnh nhân đang được cứu chữa trong lều cứu trợ thảm họa, chúng tôi cũng đang đưa bác sĩ ở các vùng khác đến để hỗ trợ.”
Một số nạn nhân được cứu chữa ngay trong những căn lều tại bãi đỗ xe vì bệnh viện đã quá chật. Arifin Hadi, người đứng đầu ban quản lý thiên tai của PMI cho biết: “Nhiều bệnh nhân đang được cứu chữa trong lều cứu trợ thảm họa, chúng tôi cũng đang đưa bác sĩ ở các vùng khác đến để hỗ trợ.”
Phát ngôn viên của Cơ quan giảm nhẹ rủi ro thiên tai quốc gia của Indonesia cho biết, có hơn 10.500 ngôi nhà bị phá hủy, 55 nhà thờ Hồi giáo sụp đổ. Để hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gặp nạn trong vụ động đất này, cơ quan chức năng đang nỗ lực tiếp tế các loại thực phẩm thiết yếu cho họ.
Phát ngôn viên của Cơ quan giảm nhẹ rủi ro thiên tai quốc gia của Indonesia cho biết, có hơn 10.500 ngôi nhà bị phá hủy, 55 nhà thờ Hồi giáo sụp đổ. Để hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gặp nạn trong vụ động đất này, cơ quan chức năng đang nỗ lực tiếp tế các loại thực phẩm thiết yếu cho họ.
5 xe tải nước đã được đưa từ Jakarta đến vùng động đất để viện trợ, bên cạnh đó có cả các dụng cụ vệ sinh, hàng loạt tấm bạt trải, chăn, bộ dụng cụ hỗ trợ gia đình...
5 xe tải nước đã được đưa từ Jakarta đến vùng động đất để viện trợ, bên cạnh đó có cả các dụng cụ vệ sinh, hàng loạt tấm bạt trải, chăn, bộ dụng cụ hỗ trợ gia đình...
Động đất với cường độ 6,5 độ richter khiến rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh vô gia cư, người dân hoặc là đã mất đi ngôi nhà của mình, hoặc là không dám quay trở về nhà vì vẫn chưa hết lo sợ.
Động đất với cường độ 6,5 độ richter khiến rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh vô gia cư, người dân hoặc là đã mất đi ngôi nhà của mình, hoặc là không dám quay trở về nhà vì vẫn chưa hết lo sợ.
Hơn 8000 người dân thoát nạn đã tìm đến các nhà thờ Hồi giáo hoặc các nhà ở tạm chắc chắn để trú thân, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người phải qua đêm ngoài đường.
Hơn 8000 người dân thoát nạn đã tìm đến các nhà thờ Hồi giáo hoặc các nhà ở tạm chắc chắn để trú thân, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người phải qua đêm ngoài đường.
Bà Siti Rukiah, 51 tuổi, là một trong khoảng 100 người dân vùng Pante Raja đến nhà thờ Nur Abdullah trú thân. Bà cho biết trận động đất này quá mạnh có thể là dấu hiệu sóng thần sắp tới, anh trai và những người hàng xóm của bà đã từng mất mạng trong đợt sóng thần năm 2004. “Tôi thực sự rất sợ sóng thần” - bà chia sẻ mình không muốn trở về nhà “không phải chỉ vì nhà đã bị phá hủy, mà tôi vẫn lo sợ rằng dư chấn có thể sẽ gây ra sóng thần”.
Bà Siti Rukiah, 51 tuổi, là một trong khoảng 100 người dân vùng Pante Raja đến nhà thờ Nur Abdullah trú thân. Bà cho biết trận động đất này quá mạnh có thể là dấu hiệu sóng thần sắp tới, anh trai và những người hàng xóm của bà đã từng mất mạng trong đợt sóng thần năm 2004. “Tôi thực sự rất sợ sóng thần” - bà chia sẻ mình không muốn trở về nhà “không phải chỉ vì nhà đã bị phá hủy, mà tôi vẫn lo sợ rằng dư chấn có thể sẽ gây ra sóng thần”.
Một gia đình đau buồn vì có người thân thiệt mạng trong vụ động đất
Một gia đình đau buồn vì có người thân thiệt mạng trong vụ động đất
Một người phụ nữ đau lòng gọi điện thông báo về sự ra đi của người thân sau trận động đất
Một người phụ nữ đau lòng gọi điện thông báo về sự ra đi của người thân sau trận động đất
Động đất xảy ra vào thời điểm hầu hết người dân đang ngủ say do đó không kịp để mọi người sơ tán, hơn nữa chất lượng của các công trình kiến trúc trong khu vực tương đối kém, chính phủ Indonesia cũng như người dân địa phương chưa chuẩn bị tốt công tác phòng chống động đất, những yếu tố này khiến cho người dân tỉnh Aceh chịu thêm nhiều thiệt hại về người và của.
Động đất xảy ra vào thời điểm hầu hết người dân đang ngủ say do đó không kịp để mọi người sơ tán, hơn nữa chất lượng của các công trình kiến trúc trong khu vực tương đối kém, chính phủ Indonesia cũng như người dân địa phương chưa chuẩn bị tốt công tác phòng chống động đất, những yếu tố này khiến cho người dân tỉnh Aceh chịu thêm nhiều thiệt hại về người và của.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm