Kết quả tuần thứ năm Cuộc thi tìm hiểu 90 năm lịch sử Hội

BTC cuộc thi
08/06/2020 - 10:58
Kết quả tuần thứ năm Cuộc thi tìm hiểu 90 năm lịch sử Hội
Cuộc thi "Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam" trên Cổng thông tin điện tử của Hội và trên Báo Phụ nữ Việt Nam từ tháng 5/2020. Trong tuần thi thứ năm (từ 10h00 ngày 01/6/2020 đến 9h00 ngày 8/6/2020), đã có 34106 lượt dự thi và 88 lượt trả lời đúng cả 9 câu hỏi nội dung.

Ban Tổ chức Cuộc thi xin chúc mừng các cá nhân sau đây đạt giải trong tuần thứ tư cuộc thi "Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam".

01 Giải Nhất:

Nguyễn Thị Thanh– Điện thoại: xxxxxx6289 – Thành phố: Nghệ An- Dự đoán người trả lời đúng: 93 – Thời gian tham gia: 22:20:56 | 01/06/2020

02 Giải Nhì

Nguyễn Thị Ngọc Anh–Điện thoại: xxxxxx3898– Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 200 – Thời gian tham gia: 16:25:14 | 03/06/2020

Hoàng Thị Oanh– Điện thoại: xxxxxx3842 – Thành phố: Hải Phòng- Dự đoán số người trả lời đúng: 258 – Thời gian tham gia: 16:16:43 | 05/06/2020

03 Giải Ba

Nguyễn Thị Ngà– Điện thoại: xxxxxx1557– Tỉnh: Bình Phước- Dự đoán số người trả lời đúng: 287 – Thời gian tham gia: 16:13:31 | 02/06/2020

Ngô Thị Thuyết– Điện thoại: xxxxxx0608 - Thành phố: Hải Phòng - Dự đoán số người trả lời đúng: 298 – Thời gian tham gia: 16:14:20 | 05/06/2020

Vũ Thị Thu Hương– Điện thoại xxxxxx7369 – Thành phố: Hải Phòng- Dự đoán số người trả lời đúng: 300 – Thời gian tham gia: 15:29:53 | 01/06/2020

Đề nghị người trúng giải gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân cho Ban Tổ chức để xác nhận trong vòng 01 tuần sau khi công bố giải thưởng. Giải thưởng sẽ được trao khi kết thúc lần thi của tuần cuối tháng.

Chi tiết xin liên hệ với Đ/c Phạm Bình Minh, chuyên viên Ban Tuyên giáo, TW

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Số điện thoại: 0243.9720041/ 0962.374.676; Email: minhphamussh@gmail.com

Ban Tổ chức xin công bố đáp án của tuần 5

Câu 1: Trong giai đoạn 1955-1960, các cấp Hội xác định công tác nào cần tích cực đẩy mạnh vận động hội viên, phụ nữ?

Đáp án: Phương án c. Phát triển nông nghiệp

Câu 2: Nữ chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi năm 1964 là ai?

Đáp án: Phương án a. Nguyễn Thị Khương

Câu 3: Theo chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa của Trung ương Đảng, ngày 1 tháng 12 năm 1959, Trung ương Hội đã ban hành kế hoạch vận động phụ nữ tham gia phong trào gì?

Đáp áp: Phương án b. Cải tạo công thương nghiêp

Câu 4: Ngày 8/3/1960, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động phong trào nào?

Đáp án: Phương án a. Phong trào thi đua lao động, tiết kiệm "Góp vốn xây dựng nhà máy Dệt 8/3"

Câu 5: Tháng 10/1959, Đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam tham dự Hội nghị Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế tại đâu?

Đáp án: Phương án a. Pờ-ra-ha (Tiệp Khắc – nay là Cộng hòa Séc)

Câu 6: Quyền, nghĩa vụ của người phụ nữ trong xã hội đã được thông qua trong Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm bao nhiêu?

Đáp án: Phương án b.1959

Câu 7: Bác Hồ viết "Phụ nữ chiếm một nửa tổng số nhân dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Hiến pháp và pháp luật của nước ta đã quy định rõ điều đó. Vì thế, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh nìên phải phụ trách tuyên truyền và giáo dục một cách rộng khắp và bền bỉ cho mỗi gia đỉnh hiểu rõ pháp luật Nhà nước và thắm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa về vấn đề ẫy. Bà con trong làng xóm và trong khu phố cần phải có trách nhíệm ngăn ngừa, không để những việc phạm phảp như vậy xảy ra và bản thân chị em phụ nữ phải có chí tự cường tự lập, phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình" trong bài viết nào?

Đáp án: Phương án b. Bài viết "Phải thật sự tôn trọng quyền của phụ nữ" ngày 23/10/1960

Câu 8: Tại Đại hội Toàn quốc lần thứ III năm 1960, trong Nghị quyết của Đảng đề cập đến công tác phụ nữ đó là?

Đáp án: Phương án d. Cả 3 phương án trên

Câu 9: Tại Đại hội Toàn quốc lần thứ III, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra nghị quyết số 29 - NQ/TW về tổ chức lại Đảng đoàn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do đồng chí nào làm Bí thư?

Đáp án: Phương án a. Nguyễn Thị Thập

THÔNG TIN THAM KHẢO TUẦN 5

1. Từ năm 1955 – 1960, nhân dân miền Bắc tập trung thực hiện hai kế hoạch lớn, đó là kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội (1955-1957) và kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế - văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960). Trung ương Hội thông qua Hội nghị họp bàn về công tác trước mắt của Hội ngày 6-5-1957 cũng xác định nội dung trọng tâm là phát triển sản xuất. Trong chỉ đạo phong trào thi đua sản xuất, các cấp Hội phải lấy địa hạt nông nghiệp làm cơ bản và lấy sản xuất lương thực làm hướng hoạt động chủ chốt. Hội xác định nội dung chính của công tác phụ nữ trong thời gian này là động viên quần chúng phụ nữ đẩy mạnh sản xuất, giáo dục phụ nữ tham gia các tổ đổi công và từng bước đưa chị em vào con đường làm ăn tập thể.

Cuối năm 1957, kết thúc kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, những chỉ tiêu cơ bản về khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội đã được thực hiện. Sản lượng lương thực năm 1957 đạt 4 triệu tấn, vượt mức 2.4 triệu tấn so với năm 1939 là năm có sản lượng cao nhất thời Pháp thuộc. Trong thành tích chung đó có đóng góp to lớn của các Cấp Hội của phong trào miền Bắc nói chung và đặc biệt là của hội viên, phụ nữ Nông thôn.

Từ năm 1958-1960, Trung ương Hội tiếp tục phát động phụ nữ tham gia các công tác giáo dục, bổ túc văn hóa; tham gia chính quyền, lãnh đạo đoàn thể; tham gia công tác bảo vệ trị an và chú trọng vào đợt thi đua kêu gọi phụ nữ tham gia tích cực phát triển sản xuất. Thực hiện theo chủ trương của Trung ương Hội, các cấp Hội cũng chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức thi đua lao động sản xuất, phát triển chăn nuôi, phụ nữ không chỉ giúp nhau về giống, vốn, kinh nghiệm mà còn tham gia tích cực trong phục hồi hệ thống tưới tiêu, hệ thống giao thông, đem nước về hàng vạn héc ta ruộng đất đưa vào sản xuất. Nhiều phụ nữ được bầu là chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động như chị Nguyễn Thị Khương ở Kỳ Sơn, Hòa Bình; Chị Nguyễn Thị Tấn ở Chí Linh, Hải Dương. Chị Nguyễn Thị Khương cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi và biểu dương trong những tấm gương điển hình về đóng góp của phụ nữ các dân tộc miền núi cho công cuộc kháng chiến và khôi phụ kinh tế tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi (1964).

Ngày 1- 12-1959, theo chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa của Trung ương Đảng, ngày 1-12-1959, Trung ương Hội cũng ban hành kế hoạch vận động phụ nữ tham gia cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và vận động chị em tiểu thương, tiểu thủ công tích cực tham gia công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3-1960), Hội LHPN Việt Nam phát động các tầng lớp phụ nữ thực hiện khẩu hiệu "Cần, kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình" để góp phần công nghiệp hóa đất nước, cụ thể là phong trào thi đua lao động tiết kiếm "Góp vốn xây dựng nhà máy Dệt 8/3". Các cấp Hội có nhiều sáng kiến tiết kiệm trong lao động sản xuất và chi tiêu gia đình, lao động ngoài giờ, nhận thêm kế hoạch, chăn nuôi thêm lợn gà, trồng thêm rau màu. Phụ nữ miền xuôi, phụ nữ dân tộc thiểu số tích cực thi đua với chị em miền xuôi, chị em dân tộc thiểu số mặc dù đời sống gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn hưởng ứng đóng góp nhiệt tình. Do vậy, nhà máy Dệt 8/3 được hoàn thành và đi vào sản xuất sớm hơn một năm so với kế hoạch.

Bên cạnh các hoạt động đối nội, hoạt động đối ngoại của Hội cũng được mở rộng. Hội tích cực tham dự các đại hội, hội nghị quốc tế về phụ nữ: Tham dự Hội nghị Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế tại Praha (10/1959), tham dự Hội nghị quốc tế phụ nữ tại Copenhaghen (4/1960). Qua tham dự hội nghị, hoạt động đối ngoại của Hội được nâng cao một bước và Hội cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho việc chuẩn bị tham dự các hội nghị hoặc các hoạt động quốc tế sau này.

2. Kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa thứ nhất nhất trí thông qua bản Hiến pháp trong phiên họp ngày 31/12/1959. Trong chương III "Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân", từ Điều 22 đến Điều 42 đều khẳng định Quyền, Nghĩa vụ của người Phụ nữ trong xã hội. Riêng Điều 24 ghi rõ:

"Điều 24: Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình."

3. Ngày 11/01/1960, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về tổ chức lại Đảng đoàn TW Hội LHPN Việt Nam gồm 8 người, do bà Nguyễn Thị Thập làm Bí thư, các uỷ viên là bà Hà Thị Quế, Lê Minh Hiền, Trương Thị Mỹ, Ngô Mỹ Hảo, Nguyễn Thị Nhạn, Đặng Thị Thiềm (Hà Giang) và bà Nguyễn Thị Yến (Sa) tức Nguyễn Thị Bình. Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với phụ nữ, một bước tiến trong việc tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nữ có năng lực tham gia tổ chức Đảng, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn này.

Ngày 21-1-1960, Ban Bí thư TW Đảng ra Chỉ thị số 309-CT/TW nhằm chấn chỉnh tổ chức Hội cấp cơ sở. Chỉ thị khẳng định: Hội LHPN là một tổ chức mặt trận, không phải một tổ chức đơn thuần của một giai cấp (như Nông hội) hay một lớp người (như Đoàn thanh niên Lao động). Vì vậy, Ban Chấp hành Hội LHPN xã nên bao gồm đại biểu phụ nữ trong hợp tác xã, tổ đổi công, cán bộ phụ nữ hoạt động trong các ngành, chính quyền như bình dân học vụ, y tế, đại biểu phụ nữ tiểu thương, thủ công.

Chấp hành Chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng, theo tình thân xây dựng tổ chức Hội cấp cơ sở lúc đó, phần lớn số chị em được từ trung nông lớp dưới được giới thiệu vào Hội. Từ đây, chị em vùng nông thôn có điều kiện đóng góp sức lực của mình trong công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Tháng 9/1960, trong Nghị quyết của Đảng đề cập đến công tác phụ nữ trong giai đoạn mới cũng nói rõ: "Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phải đoàn kết hơn nữa tất cả các tầng lớp phụ nữ, giáo dục và cổ vũ phụ nữ ra sức đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm