Khả năng mắc Covid-19 sau tiêm chủng xảy ra như thế nào?

Nắng Mai
05/04/2021 - 17:33
Khả năng mắc Covid-19 sau tiêm chủng xảy ra như thế nào?
Đã có cuộc thảo luận kha học xung quanh việc người được tiêm chủng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh Covid-19.

Thực tế, trong kết quả nghiên cứu của mình, TS. Timothy Hendrix làm việc với Advent Health cho biết rằng, tình trạng một người được tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa Covid-19 vẫn có thể bị nhiễm virus.

TS cũng cho biết thêm, có thể vì không có vaccine nào hoàn hảo. Từ đó nhấn mạnh rằng, vắc xin Pfizer và Moderna đều có hiệu quả 95%.

Tin tốt được biết đến rằng với một số lượng rất nhỏ, những người có thể bị nhiễm bệnh tức là có dưới 5% khả năng mắc bệnh nặng là 0. Các chuyên gia cũng cho biết thêm rằng, đối với các trường hợp đột biến không đặc hiệu với Covid-19 có thể xảy ra với bất cứ loại vaccine nào.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho biết khả năng mắc COVID-19 sau tiêm chủng vẫn xảy ra và họ đang cố gắng tìm hiểu xem liệu những người đã được tiêm phòng đầy đủ và nhiễm virus cũng có thể gây lây lan qua người khác hay không. Từ đó, các nhà nghiên cứu cho biết họ khuyên người đã tiêm phòng vaccine Covid-19 nên đeo khẩu trang ngay cả khi đã tiêm phòng.

1. Nguyên nhân người tiêm chủng Covid-19 có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2

Có một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng người tiêm chủng vaccine Covid-19 vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trong cộng đồng:

Tình trạng này xảy ra do người đã thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như:

- Đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

- Không vệ sinh và rửa tay thường xuyên.

- Chủ quan, không thực hiện các biện pháp giãn cách an toàn và phớt lờ các quy trình an toàn khác theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Khả năng mắc COVID-19 sau tiêm chủng xảy ra như thế nào? Các nghiên cứu đã tìm thấy điều gì? - Ảnh 2.

Chủ quan, không thực hiện các biện pháp giãn cách an toàn và phớt lờ các quy trình an toàn - Ảnh timesofindia.indiatimes

Ngoài ra, người thực hiện tiêm phòng vaccine Covid-19 vẫn dương tính với virus vì không tuân thủ các quy tắc sau khi tiêm chủng.

Một vài nguyên nhân khác xảy ra tình trạng người thực hiện tiêm chủng vẫn dương tính với virus SARS-CoV-2 do không tiêm liều thứ 2 đúng hạn hoặc không đi tiêm liều vaccine thứ 2.

Rào cản trong miễn dịch cũng là một trong những nguyên nhân khiến người tiêm vaccine Covid-19 vẫn bị nhiễm bệnh.

Hơn hết, các chuyên gia cho biết thêm, việc thực hiện tiêm phòng không có nghĩa là người bệnh miễn nhiễm hoàn toàn với virus và không có vaccine ngừa Covid-19 nào đạt hiệu quả tuyệt đối 100%.

Những vaccine đang được sử dụng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Moderna, Sputnik V,... đều có điều kiện cần thực hiện tiêm đủ 2 liều thì mới phát huy tác dụng bảo vệ khỏi virus SARS-CoV-2. Do đó, những người đã được thực hiện chủng ngừa cần có các biện pháp an toàn nhằm đem lại hiệu quả ngăn chặn việc lây nhiễm virus.

2. Nguy cơ tái nhiễm

Cuộc thảo luận khoa học xung quanh việc người bị tái nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể phát triển khả năng miễn dịch vĩnh viễn hay dễ bị tái nhiễm đã diễn ra hay không. Thực tế, các nhà khoa học và chuyên gia y tế đều đang tốn công sức để tìm kiếm câu trả lời.

Đây là cột mốc quan trọng có thể biết trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Mới đây, một nghiên cứu gần đây đã xem xét vấn đề này và phát hiện ra một số trường hợp tái nhiễm Covid hợp lý đã xảy ra ở Ấn Độ.

Khả năng mắc COVID-19 sau tiêm chủng xảy ra như thế nào? Các nghiên cứu đã tìm thấy điều gì? - Ảnh 3.

Ngay cả khi đã được tiêm phòng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 thì bạn và người thân vẫn cần tuân thủ các quy tắc bảo vệ, an toàn trước virus - Ảnh timesofindia.indiatimes

3. Xác định trường hợp tái nhiễm Covid-19 bằng cách nào?

Nghiên cứu cho biết rằng, các trường hợp tái nhiễm chỉ có thể được xác nhận với sự trợ giúp của phân tích bộ mẫu virus. Điều này cho rằng các virus tiếp tục đột biến và các nhà khoa học cũng tin rằng trình tự bộ gen của hai mẫu sẽ cho thấy một số khác biến.

Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện do Ấn Độ hội đồng nghiên cứu khoa học (ICMR) đã sử dụng đến trình giải tự bộ gen do thiếu dữ liệu bộ mẫu gen.

TS, Samiran Panda, trưởng bộ môn dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm, thuộc ICMR, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết, "Các trường hợp tái nhiễm trước đó đã được xác nhận chỉ bằng cách giải trình tự bộ gen mà chúng ta cần cơ sở hạ tầng cụ thể, có thể không có sẵn ở mọi nơi. Với định nghĩa mới, chúng tôi có thể dễ dàng lập bảng số liệu các trường hợp tái nhiễm ở Ấn Độ".

Thực tế đã cho thấy, hiện nay vẫn chưa có loại vaccine nào có thể đảm bảo khả năng giúp bảo vệ con người khỏi 100% virus SARS-CoV-2 và điều này có thể ít nhậy cảm hơn với sự bảo vệ từ vaccine.

Do đó, ngay cả khi đã được tiêm phòng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 thì bạn và người thân vẫn cần tuân thủ các quy tắc bảo vệ, an toàn trước virus.

Số trường hợp mắc Covid-19 sau khi tiêm chủng không cao và vaccine phòng ngừa Covid-19 đã đem lại hiệu quả trong việc giúp ngăn chặn tình trạng bệnh trở nặng và tử vong ở những người nhiễm bệnh. Nên việc thực hiện tiêm phòng là điều vô cùng cần thiết đem lại hiệu quả giúp giảm tỷ lệ lây truyền và bảo vệ sức khỏe của mọi người.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm