pnvnonline@phunuvietnam.vn
Khắc phục tình trạng biếng ăn ở người cao tuổi bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở người cao tuổi?
Có nhiều nguyên nhân gây biếng ăn ở người cao tuổi, chủ yếu do tuổi cao khiến các cơ quan trong cơ thể bị thoái hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa, dạ dày bị suy yếu. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến người cao tuổi hay bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến ăn không ngon, đầy bụng chướng hơi.
- Quá trình lão hóa
Đã làm cho khả năng tiêu hóa ở người cao tuổi giảm sút. Cảm giác ngon miệng cũng kém đi. Đường tiêu hóa hoạt động kém khiến việc hấp thu các dưỡng chất không đầy đủ, gây thiếu chất, thậm chí suy dinh dưỡng.
- Kém tiết nước bọt
Khi đưa thức ăn vào miệng, sự kém tiết nước bọt cùng sự giảm chức năng ở các gai lưỡi khiến người cao tuổi không nhận ra vị thức ăn, gây mất hứng thú.
- Mắt, mũi kém
Người cao tuổi sẽ khó nhận biết thức ăn, vì vậy, các giác quan khác không hề có hoặc ít sự kích thích. Khó xác định mùi thức ăn, không nhận ra vị có thơm ngon hay không, hợp khẩu vị hay không, do đó xúc giác không cảm nhận được nên không hứng thú với bữa ăn
- Các bệnh lý liên quan tới dạ dày
Các triệu chứng táo bón, tiêu chảy hoặc đầy hơi, chướng bụng ngày một nhiều và diễn ra thường xuyên dẫn đến chán ăn, ăn không ngon. Mặt khác, việc sử dụng kèm thuốc chữa bệnh vô tình gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa, giảm nhu cầu ăn uống.
- Các yếu tố thời tiết
Trời quá nóng/quá lạnh, hoặc nóng lạnh đột ngột, sức đề kháng của người già vốn kém, người ốm yếu, mệt mỏi cũng làm cho họ không thiết tha chuyện ăn uống.
2. Biếng ăn ở người cao tuổi gây hậu quả thế nào?
Biếng ăn kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và đảo lộn cuộc sống. Nhất là người già càng lớn tuổi, sức khỏe ngày càng suy giảm, do đó, chứng biếng ăn sẽ tiêu hao tất cả năng lượng còn lại.
Bên cạnh đó, chứng biếng ăn ở người cao tuổi khiến cơ thể không hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể, vô tình đẩy nhanh quá trình lão hóa. Các bộ phận khác cũng bị tác động như thần kinh, cơ bắp, tim mạch bị suy giảm chức năng. Từ đó giảm hệ miễn dịch khiến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và mãn tính cao hơn.
Biếng ăn lâu ngày có thể dẫn đến tử vong, người bệnh luôn sống trong tình trạng thiếu cân, gầy yếu. Không những vậy, chứng biếng ăn còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần, suy nhược, kiệt sức gây ra trầm cảm, tự kỷ...
3. Chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi
Khi người cao tuổi chán ăn, cần được thăm khám để tìm nguyên nhân và tìm hướng khắc phục. Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh chán ăn ở người lớn sẽ có cách giải quyết khắc phục khác nhau. Nếu nguyên nhân là do stress, áp lực trong công việc thì cần tìm cách giải tỏa căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng các bữa ăn.
Nếu người già chán ăn do trầm cảm thường không cần sự giúp đỡ trong khi thực tế họ rất cần. Việc điều trị càng sớm bao nhiêu sẽ càng giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe.
Chế biến đồ ăn dễ tiêu: Các loại sinh tố làm từ trái cây tươi, sữa chua, bột đạm. Thức ăn mềm và súp cũng rất tốt. Không nên ăn nhiều các loại thịt đỏ khó tiêu như thịt bò, thịt trâu.
Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn: mỗi ngày có thể ăn từ 5-6 bữa để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Bạn nên tạo cho mình thực đơn phong phú, ưu tiên những món ăn mà mình yêu thích.
Trang trí món ăn đẹp mắt: để kích thích vị giác giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Nên ăn cùng nhiều người trong gia đình hoặc bạn bè. Một bữa ăn với không khí thân mật, đầm ấm chắc chắn sẽ khiến bạn ăn ngon hơn.
Giảm chứng khô miệng: khuyến khích người già uống nhiều nước mỗi ngày và uống nước sau mỗi bữa ăn. Thêm nước sốt vào thực phẩm để làm ẩm thức ăn và hạn chế khô miệng.
Ăn ngay khi chế biến: Thức ăn cho người cao tuổi nên chế biến kỹ, đảm bảo vệ sinh và phù hợp với hệ tiêu hoá của người cao tuổi. Ăn ngay sau khi chế biến khi còn nóng, ấm sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng.
Tích trữ tủ lạnh và các bữa ăn đã làm sẵn: trong tủ lạnh gia đình nên để sẵn các loại bánh ngọt và rau, súp, thức ăn đóng hộp… để bất cứ khi nào người già thèm ăn đều có sẵn để ăn.
Thiết kế các bữa ăn tiện ích: ăn uống lành mạnh không cần phải nhiều thực phẩm. Thiết kế bữa ăn đơn giản, đủ chất và nhanh gọn.
Bổ sung các loại vitamin: Giúp kích thích và cải thiện vị giác như kẽm, vitamin B, A, E vào thực đơn sẽ nhanh chóng giúp người già tìm lại được cảm giác ăn ngon miệng.
Luyện tập thể thao: Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tiêu hao năng lượng, cho nên cơ thể sẽ có nhu cầu nạp năng lượng bổ sung. Đây cũng là cách để người già ăn ngon miệng hơn và tìm lại cảm giác đói bụng, thèm ăn. Các môn thể thao thích hợp cho người gìa như bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, khiêu vũ.