Khám phá 5 loài động vật có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân

Đức Khương
29/11/2022 - 10:36
Khám phá 5 loài động vật có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân
Những loài động vật này có thể chịu đựng mức độ phóng xạ hoặc nạn đói cao bất thường (hoặc cả hai), điều đó chứng minh rằng sự sống vẫn sẽ tiếp tục trên Trái Đất ngay cả khi toàn bộ hành tinh bị nhấn chìm trong một thảm họa hạt nhân hỗn loạn.

Con người sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu nổ ra. Đáng buồn thay, chúng ta thiếu khả năng chống bức xạ cần thiết để sống sót sau một vụ nổ hạt nhân, và hầu hết chúng ta sẽ không còn tồn tại trong những thảm họa tương tự như vậy.

Tuy nhiên, trên hành tinh của chúng ta có những loài động vật có thể chịu đựng mức độ phóng xạ hoặc nạn đói cao bất thường (hoặc cả hai). Bài viết này sẽ liệt kê năm loài động vật có kỹ năng sinh tồn tốt nhất và những sự thật thú vị khác.

1. Bọ cạp

Khám phá 5 loài động vật có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân - Ảnh 1.

Bọ cạp là động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp Arachnida. Bọ cạp được đặc trưng bởi một chiếc đuôi có móc độc. Chúng là biểu tượng văn hóa với hình tượng cung Bọ Cạp trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây và các vị thần ở Ai Cập.

Một trong những sinh vật có khả năng chịu đựng kiên cường nhất trên hành tinh là bọ cạp. Mặc dù chưa có một nghiên cứu chính thức nào về mức độ bức xạ mà một con bọ cạp có thể chịu được, nhưng nó được cho là có thể chịu đựng các cuộc tấn công hạt nhân tốt hơn hầu hết các loài động vật khác trên Trái Đất. Theo nhiều nghiên cứu, loài bọ cạp có thể chịu được bức xạ Mặt Trời - tia cực tím (UV) ở mức độ cao, và một số thậm chí còn phát sáng trong bóng tối.

Bọ cạp đã tồn tại trên Trái Đất hàng triệu năm và vẫn đang phát triển mạnh. Chúng thường được phát hiện trong các vết nứt và hang, giúp tăng cơ hội sống sót và cung cấp thêm một số biện pháp bảo vệ khỏi bức xạ và hậu quả của nó. Do hình dạng vốn đã lý tưởng của chúng, bọ cạp có mức độ kháng cự cao và hầu như không thay đổi trong suốt quá trình tiến hóa của chúng.

2. Ruồi giấm

Khám phá 5 loài động vật có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân - Ảnh 2.

Ruồi giấm là một phức hợp họ ruồi bao gồm cả các loài ruồi trái cây. Đây là một họ ruồi được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về sinh học, nhất là loài ruồi giấm thường trong chi Drosophila. Ruồi giấm được sử dụng để thí nghiệm và minh họa cho đột biến sinh học ở dạng đột biến nhiễm sắc thể.

Bộ khung siêu nhỏ của ruồi giấm giúp ích rất nhiều cho chúng khi tiếp xúc với bức xạ. Chúng có thể chịu được bức xạ gấp nhiều lần so với con người - chịu được bức xạ lên tới 64.000 rads. Mặc dù ruồi giấm có vòng đời 30 ngày và không thể hấp thụ bức xạ như những sinh vật lớn hơn, nhưng nếu bom hạt nhân phát nổ, chúng có thể vẫn sống trong suốt 30 ngày. Đáng buồn thay, dù có thể sống sót sau thảm họa thì chũng vẫn sẽ chết vì không thể tìm thấy trái cây để ăn.

Các nhà khoa học của Viện Vật lý và Công nghệ Mátxcơva đã phát hiện ra rằng với liều bức xạ gamma thấp, chúng không những không chết mà còn có thể làm tăng tuổi thọ của ruồi giấm.

3. Ong bắp cày Braconidae

Khám phá 5 loài động vật có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân - Ảnh 3.

Ong ký sinh Braconid (họ Braconidae) là những con ong bắp cày tí hon, do đó bạn dễ dàng nhận ra loài ong này mà không cần đến sự trợ giúp của những người am hiểu về ong. Các thành viên của họ Braconidae này hiếm khi đạt chiều dài trên 15mm ở độ tuổi trưởng thành. Một số loài có màu sắc không rõ ràng trong khi số khác lại có màu sắc tươi sáng. Braconid đôi khi bị nhầm lẫn với các loài ong ngụy trang (Müllerian mimicry).

Một số loài động vật cứng cáp nhất hành tinh thuộc về nhóm ong bắp cày ký sinh này. Ong bắp cày là loài ong ăn thịt, chúng có thể chịu được bức xạ gấp 300 lần so với con người. Chúng có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh ngay cả khi lượng bức xạ cao tới 180.000 rads (quả bom ở Hiroshima chỉ có 10.000 rads). Một sự thật thú vị khác là những con ong bắp cày này có thể được dạy để "đánh hơi" và nhận biết chất nổ cũng như vật liệu có hại.

4. Cá Mummichog

Khám phá 5 loài động vật có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân - Ảnh 4.

Cá Mummichog là một loài cá trong nhóm cá Killi phân bố ở vùng Đại Tây Dương trong đó tập trung tại vùng bờ biển của Mỹ cho tới Canada. Đây là một loài cá đặc biệt, ở chỗ hầu hết các loài cá đều tránh xa vùng nước thiếu oxy, bẩn thỉu, nhưng riêng với chúng, đây lại là môi trường sinh sống lí tưởng.

Những con cá Mummichog có thể được nhìn thấy ở Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ và Canada. Tuy nhiên, loài cá nhỏ bé này lại độc đáo ở chỗ nó có thể tồn tại ở những nơi ô nhiễm hóa học nhất và bẩn nhất của biển.

Ngoài ra, nó là loài cá duy nhất trên hành tinh của chúng ta được gửi lên không gian. Năm 1973, một số trong số chúng được gửi đến trạm vũ trụ Skylab để thử nghiệm, nơi người ta quan sát thấy chúng có thể bơi trong không gian và tất cả trứng của chúng đều được sinh ra và nở một cách bình thường.

Khả năng bật và tắt gen của chúng khi cần thiết tương quan với khả năng sống sót của chúng. Điều này cho phép cá chịu được mọi thành phần hóa học, mọi nhiệt độ và mọi hàm lượng muối. Để thích nghi với môi trường mới, người ta đã thấy chúng "thiết kế lại" các bộ phận cơ thể khác nhau.

5. Kiến

Khám phá 5 loài động vật có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân - Ảnh 5.

Kiến là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng. Các loài trong họ này có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn.

Trong hầu hết mọi điều kiện thời tiết, kể cả sa mạc Sahara, loài kiến vẫn có thể sống sót một cách bình thường. Đại dương cũng là nơi sinh sống của các loài kiến sống dưới nước. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho rằng sinh vật này có thể tồn tại trong nhiều phạm vi nhiệt độ, áp suất không đổi, thời tiết khắc nghiệt, v.v., điều này đảm bảo cho sự sống sót của chúng.

Kiến đã phát triển một khả năng đặc biệt cho phép chúng xác định các thành viên bị bệnh trong tổ của chúng, vì vậy chúng luôn sẵn sàng đối mặt với ngày tận thế. Theo một nghiên cứu, loài kiến sẽ "hy sinh" hoặc tiêu diệt những con kiến khác nếu chúng tin rằng chúng bị ốm hoặc nhiễm bệnh, đây chính là cách ngăn chặn dịch bệnh lây lan khắp đàn của chúng.

 

Nguồn: Animalia; Unbelievable, ZME
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm