Thằng Trung mới 15 tuổi. Nó là học sinh trường chuyên của quận, 9 năm liền là học sinh giỏi. Năm nay thi vào trường THPT, nó không vào được trường điểm như kỳ vọng của ba má nó. Chị Cúc tỏ ra thất vọng, nhưng Trung thì tỉnh bơ như không có chuyện gì.
Bởi vậy, chị Cúc bực mình la con: “Không lo học cho tử tế, sau này không bằng thiên hạ, bị người ta đè đầu cổ, về ăn bám cha mẹ thì khổ con ơi!”. Thằng Trung chẳng nói chẳng rằng, bỏ vô phòng. Chị Cúc lại lấy điện thoại ra gọi cho người này người kia, tính chuyện có thể nhờ vả được nữa hay không? Ai ngờ, chiều tối hôm sau chị đi làm về thì thằng Trung bỏ đi mất biệt.
Bởi vậy, chị Cúc bực mình la con: “Không lo học cho tử tế, sau này không bằng thiên hạ, bị người ta đè đầu cổ, về ăn bám cha mẹ thì khổ con ơi!”. Thằng Trung chẳng nói chẳng rằng, bỏ vô phòng. Chị Cúc lại lấy điện thoại ra gọi cho người này người kia, tính chuyện có thể nhờ vả được nữa hay không? Ai ngờ, chiều tối hôm sau chị đi làm về thì thằng Trung bỏ đi mất biệt.
Chị Cúc vừa kể với thám tử, vừa lấy khăn lau nước mắt liên tục. Thám tử khuyên mãi chị mới giữ được chút bình tĩnh, cung cấp cho chúng tôi những thói quen, tính cách, quan hệ bạn bè của Trung. Có lẽ con trai chị bức xúc vì chuyện học hành bị cha mẹ rầy la. Tâm lý này đang trở nên phổ biến trong nhiều học sinh.
Do cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng, gây nhiều áp lực, bắt con học đủ thứ, học ngày học đêm để trở thành người tài giỏi, hoàn hảo. Chị Cúc cũng vậy, thấy có môn học gì, chương trình gì hay, chị đều nói con đi học. Chị không quản ngày đêm, nắng mưa, chỉ chăm chăm lo cho đứa con trai duy nhất. Lịch học của Trung từ 6 giờ sáng tới 11 giờ đêm, kín mít không thở được.
Khi thám tử hỏi Trung có chơi với bạn bè nào thân thiết thì chị Cúc lắc đầu. Chị quản chặt việc con giao du với bạn, vì sợ la cà hư hỏng. Thỉnh thoảng có Tân - cậu em họ của chị là sinh viên năm 4 - tới chơi, ngồi chỉ bài cho Trung, chị thấy 2 cậu cháu hay to nhỏ gì đó ra vẻ rất hợp.
Tân nói với chị Cúc khi chị điện thoại hỏi, là Trung không ghé chỗ cậu ta. Lúc thám tử đến nhà trọ, phòng Tân đóng cửa. Bà chủ nói Tân đã về quê. Khi đi có dắt theo một cậu bé. Nghe vậy, thám tử tức tốc lên đường ngay.
Đến nhà Tân, ba má cậu cho biết Tân không về quê. Vậy cậu ta đi đâu? Có đi cùng với Trung không? Điện thoại của Tân không liên lạc được. Ba má Tân đoán: “Chắc Tân về quê bạn gái của nó chơi rồi”. Thám tử lập tức về quê của Nguyệt - bạn gái Tân.
Đến nhà Tân, ba má cậu cho biết Tân không về quê. Vậy cậu ta đi đâu? Có đi cùng với Trung không? Điện thoại của Tân không liên lạc được. Ba má Tân đoán: “Chắc Tân về quê bạn gái của nó chơi rồi”. Thám tử lập tức về quê của Nguyệt - bạn gái Tân.
Nhà Nguyệt ở một cù lao nhỏ, phải đi đò lớn, đò nhỏ mới tới. Nhà chính nằm trong vườn rộng, cây ăn trái xum xuê. Trước cổng nhà có làm một cái nhà lá nhỏ để bán quán cây nhà lá vườn, treo mấy nải chuối cau, mấy bó rau muống, rau lang hái trong vườn, rổ trứng gà, trứng vịt nuôi ở ao phía sau, quầy dừa xiêm mới bẻ… Món nào nhìn cũng ngon quá xá.
Thám tử trong vai du khách “đi bụi”, ghé quán ngồi uống trái nước dừa, vừa hỏi thăm bâng quơ thì bất ngờ thấy Tân và Trung vác cần câu và xách mấy con tôm càng xanh trong túi về. Tay chân Trung đầy bùn đất, mặt còn quệt một đường, mồ hôi rịn ra tèm lem. Tân tự nhiên chặt thêm 2 trái dừa cho 2 cậu cháu uống.
Họ trông rất vui vẻ, như chưa từng quan tâm mẹ Trung đang lo lắng biết chừng nào về sự “mất tích” của con trai. Trung nói: “Chừng nào ăn hết đặc sản nhà cô Nguyệt, con mới chịu về Sài Gòn”. Má của Nguyệt cười: “Kiểu này thì coi bộ con phải ở luôn đây rồi. Thôi lo mà về đi, để ba má bây thót tim nhiêu đó đủ rồi con”.
Họ trông rất vui vẻ, như chưa từng quan tâm mẹ Trung đang lo lắng biết chừng nào về sự “mất tích” của con trai. Trung nói: “Chừng nào ăn hết đặc sản nhà cô Nguyệt, con mới chịu về Sài Gòn”. Má của Nguyệt cười: “Kiểu này thì coi bộ con phải ở luôn đây rồi. Thôi lo mà về đi, để ba má bây thót tim nhiêu đó đủ rồi con”.
Thì ra họ muốn “dọa” vợ chồng chị Cúc một phen. Lấy đó làm áp lực để anh chị đừng tạo sức ép với Trung nữa. Học tập tất nhiên phải có mục tiêu phấn đấu, nhưng đừng vì vậy mà sống và sinh hoạt trái với sự phát triển tự nhiên. Trung cũng như nhiều đứa trẻ khác cần được vui chơi, nghỉ ngơi, trải nghiệm cuộc sống thực tế, đâu phải chỉ ở trường lớp, sách vở là đủ.
Hy vọng sau sự việc này, vợ chồng chị Cúc sẽ rút kinh nghiệm để có cách nuôi dạy con hợp với mong muốn, khả năng của con hơn!
Hy vọng sau sự việc này, vợ chồng chị Cúc sẽ rút kinh nghiệm để có cách nuôi dạy con hợp với mong muốn, khả năng của con hơn!