Khen chê quanh đề thi thử môn Văn

20/03/2017 - 12:31
Đề thi môn Ngữ văn sáng nay, 20/3 của Hà Nội đã nhận được nhiều ý kiến khen chê. Đây là đề tự luận duy nhất trong các môn thi thử như thật đối với hơn 82.000 học sinh Hà Nội tập dượt cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017.

Đề thi gồm hai phần, với hai tác phẩm quen thuộc là trích đoạn bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của tác giả Chế Lan Viên và “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân.

 
  Đề thi Ngữ văn sáng 20/3 của học sinh Hà Nội. Ảnh: D.H.

Các câu hỏi của mỗi phần thi được học sinh đánh giá là đều có tính gợi mở, phát huy tư duy vận dụng kiến thức và sự sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên nhiều học sinh Hà Nội cho biết, đề Ngữ văn trong buổi thi thử THPT Quốc gia sáng nay 20/3 không khó, nhưng kém hấp dẫn.

Trong khi đó, ở chiều khác, nhiều hoc sinh đánh gia cao đề thi. Phương Chi, học sinh trường THPT Kim Liên (Q.Đống Đa) nhận định: “Em thi khối C nên rất hào hứng với môn thi này. Đề không quá khó so với em vì cả hai tác phẩm đều được em ôn luyện khá kỹ. Em thích các câu hỏi ở phần I vì đây là phần thi thể hiện được sáng tạo, kỹ năng của người làm”.

Nhiều nữ sinh ở THPT Trần Phú (Q.Hoàn Kiếm) cũng tỏ ra thích thú với đề thi này và cho rằng đề không khó. “Đề tuy dài, nhưng làm bài không mất quá nhiều thời gian. 120 phút là vừa đủ với em, trong đó tập trung đi vào các ý chính để phân tích, tránh lan man. Phần II rất khả quan vì em vừa ôn tập, coi như là “trúng tủ”. Mong là đến lúc thi thật, đề vẫn giữ được tinh thần này”- Nguyễn Hồng Hoa chia sẻ. 

 Học sinh Hà Nội tươi cười sau đề thi môn Ngữ văn sáng nay 20/3. Ảnh: D.H.

Trái với ý kiến của khá nhiều học sinh Hà Nội "chê" đề thi môn Văn kém hấp dẫn, cô giáo Dương Thị Huệ (GV Ngữ văn THPT Quốc học Huế) cho hay, cô khá thích đề thi này: “Đây là một đề thi hay, có tính mở rất rõ, đồng thời phát huy sáng tạo của học sinh. Phần I của đề lấy hình tượng của bác Hồ rất gần gũi, quen thuộc, mang lại cho học sinh nhiều cảm xúc mà vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa thiêng liêng”- cô Huệ cho biết.

Với phần II của đề, cô Huệ cho rằng, đây là câu hỏi phân loại học sinh thực sự. Học sinh nào giỏi Ngữ văn sẽ lấy đây là câu “ghi” điểm vì đòi hỏi phải phân tích kỹ những điểm nổi bật của tác phẩm khá dài hơi này (tác phẩm “Người lái đò sông Đà”). “Học sinh đọc kỹ mới làm được, giáo viên nào dạy đầy đủ thì học sinh mới có thể tiếp cận được câu này”- cô Huệ nói.

Nữ giáo viên cho rằng, đề thi ngày càng có xu hướng đề cao tính mở, thiên nhiều về kỹ năng làm bài của học sinh. Vì vậy, quá trình ôn tập, giáo viên cần tập trung hơn việc dạy học sinh kỹ năng phân tích thơ. Nói cách khác, cô giáo cần đưa cho học sinh những “chìa khóa mở” để các em có cách tiếp cận sáng tạo của riêng mình trước mỗi đề thi.

Chiều nay, học sinh Hà Nội tiếp tục thi môn Toán trắc nghiệm. Duy nhất môn Ngữ văn ra đề dạng tự luận, các môn còn lại của kỳ thi, học sinh làm bài thi trắc nghiệm

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm